Wednesday 10 February 2010

Sự tích bánh Chưng bánh Dầy - sưu tầm












Ngày xưa, vua Hùng Vương có 18 người con, đến Tết năm ấy vua truyền lịnh cho các con trai rằng ai mang đến cho nhà vua loại bánh nào tuyệt hảo nhất, sẽ được nối ngôi vua. Lúc đó hoàng tử Lang Liêu, mồ côi mẹ nên không ai giúp đỡ. Trong cơn mơ, có một bà tiên xuất hiện và khuyên Lang Liêu rằng: "Con hãy nghĩ đến một thứ bánh nào tượng trưng cho công lao của cha mẹ đã dành cho con cái".

Cuối cùng, Lang Liêu làm ra 2 loại bánh : 1 loại tròn tượng trưng cho trời, 1 loại vuông tượng trưng cho đất. Bánh tượng trưng cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái, vì công ơn cha mẹ lớn tựa trời đất. Bánh làm bằng đậu, nếp, và thịt heo tượng trưng cho công lao nuôi dưỡng, chăm sóc của cha mẹ đã dành cho con cái ... bằng những món ăn. Vua nghe thấy chí lý, bèn truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu. Sau khi lên ngôi, Lang Liêu truyền lịnh cho cả nước giữ tập tục ăn bánh dầy, bánh chưng vào dịp đầu năm để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ..










Sự tích Táo quân -sưu tầm













Ngày xưa có hai vợ chồng nọ rất nghèo, người chồng phải đi làm ăn xa để kiếm sống và hẹn cứ một năm về thăm vợ một lần. Ít lâu sau, giặc giã nổi lên khắp nơi, người vợ phải dời nhà đi nơi khác và từ đó cũng lạc mất tăm dạng người chồng.















Một thời gian sau, người vợ có chồng khác. Hai vợ chồng làm ăn khá giả. Một hôm, có một ngừời đàn ông nghèo khổ, ăn mặc rách rưới đến xin ăn. Người vợ động lòng từ bi, đem tiền gạo ra cho. Nhận ra người hành khất chính là người chồng trước, người vợ cho chồng ăn uống no đủ và hai vợ chồng khóc lóc kể lể niềm thương nỗi nhớ. Vừa lúc đó, người chồng sau đi săn về. Sợ chồng sau biết chuyện, người vợ bèn giấu người chồng trước vào đống rơm và dùng rơm phủ lên trên. Không ngờ, người chồng sau lại dùng đống rơm đó mà vui vẻ nướng con mồi vừa săn được.

Người chồng trước thấy rơm cháy nhưng sợ chui ra thì sẽ làm người vợ xấu hổ, khó ăn khó nói với người chồng sau nên nằm im chịu chết. Người vợ quá đỗi thương tâm, nhảy vào đống lửa chết theo chồng. Người chồng sau thấy vậy, quá thương vợ cũng nhảy vào đống lửa để cùng chết với nhau. Như thế mới có chuyện 3 người - 2 ông Táo, 1 bà Táo.

Sự tích dưa hấu















Vua Hùng Vương thứ 18 có 1 người con nuôi tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Vua rất thương An Tiêm, phong quan tước và cưới vợ cho.
Nhưng có lần yến tiệc với bạn bè, An Tiêm vui miệng nói rằng những gì chàng có được là hoàn toàn do số phận mà trời đã định cộng với công sức và tài năng của chàng. Vua nghe được giận lắm nên thu hồi chức tước và đầy vợ chồng con cái An Tiêm ra 1 hoang đảo ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hóa). Một hôm, có một bày chim lạ từ phương Tây bay đến, thả xuống một loại hạt, từ đó mọc lên một loại cây có thân dây tươi tốt có trái thật ngọt. An Tiêm bèn đem loại dưa ấy đổi với những tàu buôn ghé ngang đảo. Những người đó đem dưa về đất liền bán ra được nhiều người thích. Nhờ đó mà An Tiêm trở thành giàu có. Nhà vua biết chuyện thầm khen phục và cho triệu An Tiêm về triều khôi phục chức vị ngày xưa.
An Tiêm mang theo hạt giống về cho dân chúng trồng, hòn đảo ấy được đặt tên là đảo Châu An Tiêm. Khi người Tàu ăn loại dưa này, thấy ngon, khen là "hẩu". Người Việt ta đọc trại ra là dưa hấu.

Mâm Cỗ Ngày Tết - sưu tầm

Theo phong tục thì ba ngày Tết của người Việt có ba sự gặp gỡ quan trọng: đó là gặp gỡ các thần linh, tổ tiên, ông bà đã khuất và sau cùng là dịp gia đình, người thân sum họp. Do điềukiện địa lý, thói quen trong ăn uống, mỗi vùng miền có cách bày mâm cỗ Tết khác nhau.

Cỗ Bắc



























Mâm cỗ vùng đồng bằng Bắc bộ thường theo đúng bài bản. Có lẽ do ở sát cạnh một nền văn hoá ẩm thực lớn của người Trung Hoa, nên sự khắt khe để giữ truyền thống của mâm cỗ miền Bắc là có lý do. Mâm cỗ thường gồm 4 đĩa và 4 bát không kể đĩa xôi và bát nước mắm.



















Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem thính, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Khi ăn chia làm hai giai đoạn, phần đầu ăn các món ở đĩa nhắm với rượu và xôi. Phần sau ăn cơm với các món ở bát. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ, tuỳ gia đình có thể có thêm những món như nộm, xào, ngày Tết còn có những món ăn đặc trưng như bánh chưng, dưa hành. Tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho…


Cỗ Trung
Nem lụi

Những món ăn mâm cỗ miền Trung thường chú trọng nhiều đến tính bảo quản do thời tiết khí hậu miền này rất khắc nghiệt. Gồm những món ăn nguội như nem chua, tré, chả. Gỏi có gà bóp rau răm; vả, măng, mít trộn. Món nóng có nem lụi, bò nướng sả ớt. Thịt ngâm nước mắm, thịt phay, những món ăn thường được cuốn với bánh tráng, dưa kiệu.


Bánh tổ

Món chính để ăn với cơm có món quay, rán là sườn heo, gà. Món nấu có bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon,…Và không thể thiếu món canh giò heo hầm, gà tiềm. Riêng bánh tét là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ăn cùng dưa món. Đặc biệt miền Trung là vùng đất có nhiều món tráng miệng như các loại mứt gừng xăm, gừng khô, mứt màu hoa,... Bánh của vùng này có bánh tổ, bánh in, bánh thuẩn, bánh bột sắn, bánh ít, bánh đậu xanh sấy, cốm,… những thứ bánh này đa số bảo quản được dài ngày có thể dùng ăn dần cho đến ra giêng.

Cổ Nam
Mâm cỗ miền Nam với những món nguội căn bản như chả, gỏi, nem, bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen,… Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được ưa chuộng. Tuỳ nhà còn có những món ăn mà lúc ông bà còn sinh tiền thích hoặc món ăn mang tính truyền thống của gia đình.

Thịt kho nước dừa

Sau những món khai vị là các món chính dùng để ăn với cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi. Đặc biệt hầu như khắp nơi ở Nam bộ nhà nào cũng phải có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá và canh khổ qua hầm. Hai món này luôn phải có trong mâm cơm cúng ông bà ngày ba mươi Tết; theo như dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự cơ cực qua đi và đón chào năm mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xét về mặt thực tế đây là món ăn mát, giải mỡ dầu, lưu trữ lâu trong hoàn cảnh thời tiết trong Nam rất nóng bức. Và đương nhiên phải có món bánh tét nhân mỡ ăn với củ cải ngâm nước mắm.

Tuesday 9 February 2010

Thơ Xuân - sưu tầm

Xuân đã về chưa

Bên nhà xuân đã về chưa?
Sao không nghe pháo giao thừa mừng xuân
Thoảng nghe chuông đổ xa... gần
Mới hay bên ấy mùa xuân đang về

Thơ Xuân
Tối ba mươi phía cuối đường
Rạng mai mồng một mở hương khói trầm
Lá xuân biếc lộc tay cầm
Gió hân hoan thổi đầy năm ngoài vườn

Lục bát mùa xuân - Thơ ĐOÀN GIAO HƯỞNG
Người đi! Hoa nắng đổ màu
Mùa xuân nối những nhịp cầu dư âm
Tháng Giêng ngày rộng thênh thang
Em về phố cũng dịu dàng nhẹ mưa.
Tôi xin làm kẻ đón đưa
Chèo đò qua bến sông xưa. Tìm người.
Mùa xưa em chẳng thốt lời
Để tôi giờ vẫn bời bời nhớ nhung
Dòng sông. Tia nắng. Mênh mông
Và thêm chút gió có hồng má em?
Mùa xuân lục bát không tên
Câu thơ tôi tặng hồn nhiên đất, trời....

Chị ơi xuân về

Chị ơi, chim én về rồi!
Cành xuân gió lẩy bồi hồi
lạ chưa?

Biết rằng
chị thuở ngày xưa
hài rơm - nhẫn cỏ
chạm vừa lòng nhau.

Đồng làng
em trước - chị sau
tập làm người lớn
buồng cau dạm nhà.

Ông mai - bà mối như là
cô dâu - chú rể
cuống ca cuống cuồng.

roi bà giục dặt tay luôn
Lại đây
ai bẻ trộm buồng cau xanh?

Lệ tròn mắt chị long lanh
chân run em đứng chòng chành
dạ thưa...

Lắc đầu
bà mắng lạ chưa.
Hài rơm - nhẫn cỏ
ngày xưa
bây giờ…

Ngoài trời
khóm trúc giăng tơ.
Nhìn chim én liệng
mấy bờ
rưng rưng…

Phạm Duy Tân

Xuân muộn - Thơ Xuân

Ngày vơi chầm chậm ngày vơi
Thu đông lá trút bồi hồi sang xuân
Ru em sóng bủa muôn trùng
Võng thanh xuân giữa lòng nhân gian
Ru da diết ru muộn màng
Hồng nghìn trước cúc vàng nghìn sau

Ru nhau đườm đượm ru nhau
Từ ban sơ áo chưa nhàu chiêm bao
Đến phai câu hát mận đào
Hình như lòng vẫn ngọt ngào hình như...

Ru mưa rồi vội ru mưa
Hạt thiếu muối mặn hạt thừa gừng cay
Hạt nào gối mộng khuya nay
Cho ta thắp lại chút ngày lãng quên.

MƯỜNG MÁN