Saturday 21 November 2009

Công tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) là một tay chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thành ngữ để chỉ những kẻ ăn chơi.
Vốn thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch” để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp.
Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Từ đó “Công tử Bạc Liêu” trở thành d anh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.

Tên thật Trần Trinh Huy
Sinh 22 tháng 6 năm 1900
Mất 1973

Xuất thân
Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng cái tên “Quy” không sang trọng nên ông đổi lại thành “Huy”. Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không là thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử).
Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội Đồng Trạch, một người xuất thân là thư ký làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái của ông bá hộ Phan Văn Bì , người có đất ruông nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ là “Vua lúa gạo Nam Kỳ”. Ông Bá hộ chọn rể cho cô con gái thứ Tư trong trường hợp đặc biệt. Hằng năm ông tới Tòa Bố (tòa Hành chánh) tỉnh đóng thuế điền địa. Trong nhiều năm ông chấm viên thư ký điền địa tên Trần Trinh Trạch là người đứng đắn đàng hoàng. Ông hỏi thăm gia thế thì biết thầy ký Trạch chưa vợ. Ông mời về nhà chơi, tạo thuận lợi cho thầy ký Trạch trông thấy cô con gái thứ tư của ông. Nhiều lần tới lui, hai bên “mến tay mến chân”. Ông Bá hộ thấy hai đứa nhỏ “tình trong như đã mặt ngoài còn e” liền làm lễ cưới. Ông cho con gái và rễ một sở đất để ra riêng. Thầy ký Trạch xin nghỉ làm công chức điền địa để làm chủ điền. Với trình độ văn hóa tương đối khá, lại có ông già vợ cho đất, giúp vốn nên không bao lâu thầy kỳ Trạch phất lên. Với huê lợi hàng năm, ông sắm thêm đất điền. Có điều ông Bá hộ không thích là đất ông tách bộ cho các con của ông lần lượt chạy về tay chàng rể thứ tư. Nguyên do là các con ông mê cờ bạc nên đem đất điền cầm cố nơi anh rể. Cầm cố lâu năm không chuộc kể như mất luôn. Ông Bá hộ chỉ tự an ủi là “lọt sàng xuống nia”, các sở đất đó không rơi vào người ngoài, thương con gái thì phải thương rể. Nhờ vậy, Hội Đồng Trạch càng ngày càng giàu có, đồn điền ruộng lúa có thể được xếp vào hàng bậc nhất miền Nam lúc bấy giờ. Có người viết:

Nghèo đến thằng mình còn chạy quýnh
Giàu như ông Trạch cũng buồn thiu

Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội Đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả.
Con người
Trần Trinh Huy từng đi du học ở Pháp, sau ba năm về nước không một mảnh bằng, để lại một người vợ Pháp và một đứa con ở lại Paris. Khi Ba Huy về nước ông Trạch kéo gia đình lên Sài Gòn đón quí tử. Chiếc xe Ford đang dùng tốt nhưng ông nói nhân sự kiện đặc biệt này phải sắm thêm một chiếc xe mới, cho xứng với học hàm, học vị của cậu Ba, cho rạng mặt Trần gia.
Trần Trinh Huy là người cao lớn, khoảng 1,70 m , lực lưỡng nhưng không cục mịch, trái lại dáng người rất thanh thoát, sang trọng, da đen, mày rậm… người đầy sinh lực. Tính tình Huy rất dễ dãi và hào phóng. Người trong nhà lầm lỗi, Huy cũng ít rầy la. Bà con ở xa lên thăm, Huy đều cho tiền. Tá điền không thấy Huy đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ Huy còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền Bàu Sàng ít ai oán ghét Ba Huy.
Trong các mối quan hệ, Ba Huy là người khoáng đạt, không dè dặt và mưu toan gì. Thời đó, các cậu công tử lẫn điền chủ điều chơi với người Pháp thì rất khúm núm, nịnh nọt, gọi là “chơi thế”. Riêng Ba Huy thì cứ “toa toa” “moa moa” sòng phẳng, ngang hàng. Nếu như trong mắt giới giang hồ tứ chiếng, Ba Huy là một người ngon nhất Nam bộ, thì trong mắt người Pháp, Huy được nể trọng vì có vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình.. Tánh của Ba Huy vị tha và coi tiền như rơm rác. Bút tích của Huy cho thấy tuy nét chữ bay bướm nhưng lại rất xấu, chứng tỏ đó là một con người thông minh, từng trải nhưng đường học vấn không đến nơi đến chốn.
Ba Huy cũng là người rất cởi mở, không cổ hủ, cực đoan như nhiều điền chủ khác. Ông từng ủng hộ Việt Minh một lúc 13.000 giạ lúa. Công tử Bạc Liêu còn tỏ ra là một con người tự trọng, đã hứa với Chính phủ những gì thì ông sẽ làm thế ấy. Ông đã hứa với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp tác với Pháp, gửi vải vóc thuốc men cho kháng chiến và thực hiện đúng như vậy. Thích hội hè, Ba Huy có lẽ là người tổ chức hội chợ và hội thi “Hoa hậu miệt đồng” đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ba Huy có bốn người vợ và rất nhiều nhân tình. Người vợ đầu là người Pháp, trong thời gian Ba Huy đi học ở Paris.. Về nước ông cưới một người vợ ở Bạc Liêu là Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô Hai Lư ỡng. Sau cô Hai Lư ỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Ông lấy thêm một bà nữa và sinh được ba người con: Nghĩa, Nhơn, và Đức.
Bà cuối cùng, khoảng năm 1968, Ba Huy dọn về căn nhà phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì đựơc biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin “đổi” căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.
Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được Trần gia thừa nhận. Ông mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.

Những giai thoại
Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.
Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ “mẫu quốc” qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.
Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nữa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.
Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa.. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân.
Ba Huy sinh hoạt cực kì sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây “can”…
Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm b anh . Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ, lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.

Hắc công tử và Bạch công tử

Bạch công tử
Bạch công tử là Lê Công Phư ớc hay còn gọi là George Phước, con trai của Đốc phủ Lê Công S ủng, người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Phước cũng là một tay chơi nổi tiếng khi đó, da trắng nên được gọi Bạch công tử để phân biệt với Ba Huy. George Phước say mê cải lương, từng qua Pháp học về sân khấu. Về nước Phước cùng một người khác bỏ tiền lập hai gánh hát Phước Chương và Huỳnh Kỳ nổi tiếng với cô đào chánh đệ nhất tài sắc đương thời là cô Bảy Phùng Há và một cô đào tài sắc khác là Năm Phỉ. Cùng nổi tiếng ăn chơi, Bạch công tử và Hắc công tử trở thành kỳ phùng địch thủ.

Hắc công tử và Bạch công tử
Tác giả Nguyễn Thiện viết:
“Đang lúc cô Ba Trà , một người con gái có sắc đẹp làm xao xuyến tâm hồn Bạch công tử, thua bài sạch túi, ông trưởng giả lớn tuổi chưa kịp cung phụng tiền bạc tiếp để vừa lòng mỹ nhân, Bạch Công tử lù lù lái xe lại nhà cô Ba Trà , rủ xuống Cần Thơ ăn cá cháy và đánh bài gỡ bạc.
Hai người xừa xuống đến quán Bungalows ở Cần Thơ, máy xe chưa nguội thì chiếc Sport tám máy của Hắc Công Tử cũng vừa tới, thắng cái két. Cả hai lâm vào cảnh khó xử, việc chiếm được mỹ nhân chỉ còn cậy vào tài chinh phục của bản thân mình. Cả ba cùng đưa nhau vào khách sạn. Bạch Công tử lột chiếc cà rá hột xoàn trị giá 3.000 đồng vào thời đó để trên bàn trước khi vào phòng tắm. Lúc trở ra, thấy cô Ba Trà đeo thử nó trên tay, Bạch Công tử liền lên tiếng tặng luôn. Sau đó Hắc Công tử đã mua tặng cô Ba Trà một chiếc nhẫn trị giá gấp đôi…”
Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ cùng cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu biểu diễn, Bạch công tử mời Hắc công tử đến xem. Đang xem, Bạch công tử móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con công [7], Bạch công tử cuối xuống tìm kiếm. Hắc công tử thấy vậy hỏi:
- Chú kiếm gì vậy?
- Tôi kiếm tờ con công.
Hắc công tử mỉm cười nói:
- Để tôi đốt đuốc cho chú kiếm.
Nói rồi Hắc công tử móc tờ giấy bạc bộ lư châm lửa soi cho Bạch công tử kiếm. Bị một vố quá nặng, vãn tuồng, Bạch công tử mới nói:
- Toa chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi người ký đậu x anh , rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy thắng? – Hắc Công Tử đáp “Chú cũng vậy nữa kìa! Ấy dà, Chú muốn chơi hả? Được,vậy để tôi chơi cho chú chết luôn!”
Tối hôm sau, Hắc công tử cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của Bạch công tử. Cuộc thi được tổ chức ở đại sảnh nhà lớn của Trần gia. Lửa của tiền giấy thì rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế họ nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của rất nhiều người chứng kiến. Trán ai cũng rịn mồ hôi hột, nhất là những người trong gia đình họ Trần. Cuối cùng, nồi chè Bạch công tử sôi trước, Hắc công tử đành thua cuộc. Nhưng Ba Huy tuyên bố rằng ông ta thua trong d anh dự.
Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu. Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành Khánh sạn Công tử Bạc Liêu.
Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế. Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là “Nhà Lớn”. Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng qui tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng… quý giá. Những bảo vật đó đến nay không còn do con cháu không giữ được, do mất mát vì chiến tr anh hoặc những nguyên nhân khác. Có hai món đồ quí hiện được giữ nguyên vẹn ở chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng là chiếc giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu. Đây là hai món quà do Ba Huy hào phóng tặng nhà chùa.
Hiện nay, ngôi biệt thự đó trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu với 6 phòng ngủ. Trong đó 5 phòng bình thường và căn phòng Ba Huy từng ở trước đây có giá gấp đôi. “Phòng công tử” có một giường đôi, ti vi, máy lạnh, một bàn viết, một tủ áo và toilet khá rộng kế bên. Điểm độc đáo nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Căn “phòng công tử” luôn đắt khách, nhất là người nước ngoài. Du khách muốn qua đêm tại đây buộc phải đặt phòng trước cả tháng. Cách khách sạn Công Tử Bạc Liêu không xa, còn có một cụm khách sạn, nhà hàng khác cũng mang tên Công Tử.
Cuối năm 2004, nhà văn Phan Trung Nghĩa của báo Bạc Liêu đã cho xuất bản quyển Công tử Bạc Liêu – Sự thật và giai thoại gồm nhiều câu truyện và tư liệu sưu tầm về Trần Trinh Huy.

Bài học cho tình bạn

Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ mười sáu . Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn...
Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:
-Chán quá đi...Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn...!!!
Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:
-Bạn ơi...Hãy thả tôi về với biển...Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình...Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên...!!!
Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:
-Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng...hãy cho ta một lời khuyện trước đi...Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!
Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:
-Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...
Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào...Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói..

Friday 9 October 2009

Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ

- Mẹ, mẹ đang làm gì thế ? Cô bé Susie chỉ mới 6 tuổi hỏi mẹ.
- Mẹ đang nấu món thịt hầm cho cô Smith hàng xóm.
- Vì sao ạ ? - Susie thắc mắc.
- Vì cô Smith đang rất buồn con ạ. Con gái cô ấy vừa qua đời và trái tim cô ấy đang tan nát. Chúng ta sẽ chăm sóc cô ấy một thời gian - bà mẹ dịu dàng trả lời.
- Tại sao lại thế hả mẹ ? - Susie vẫn chưa hiểu.
- Thế này nhé con yêu, khi một người rất buồn, họ sẽ không thể làm tốt ngay cả những việc rất nhỏ như nấu bữa ăn tối hay một số việc vặt khác. Vì chúng ta cùng sống trong một khu phố và cô Smith là hàng xóm của gia đình mình, chúng ta cần phải giúp đỡ cô ấy. Cô Smith sẽ không bao giờ còn có thể nói chuyện, ôm hôn con gái cô ấy hoặc làm bất cứ điều gì thú vị mà mẹ và con có thể làm cùng nhau. Con là một cô bé thông minh Susie. Có thể con sẽ nghĩ ra cách nào để giúp đỡ cô ấy.

Susie suy nghĩ rất nghiêm túc về những điều mẹ nói và cố gắng tìm cách góp phần giúp đỡ cô Smith. Vài phút sau, Susie đã ở trước cửa nhà cô Smith, rụt rè bấm chuông. Mất một lúc lâu cô Smith mới ra mở cửa : "Chào Susie , cháu cần gì ?". Susie cảm thấy giọng cô Smith rất nhỏ, khuôn mặt cô trông rất buồn rầu, như thể cô vừa khóc vì mắt cô hãy còn đỏ mọng nước.

"Mẹ cháu nói con gái của cô vừa qua đời và cô đang rất buồn vì tim cô bị thương - Susie e dè xòe tay ra. Trong lòng bàn tay của cô bé là một chiếc băng gạc cá nhân - Cái này để băng cho trái tim của cô ạ". Như để chắc chắn, Susie nói thêm: "Cháu đã dùng vài lần và nó rất tốt". Cô Smith há miệng kinh ngạc, cố gắng không bật khóc. Cô xúc động quỳ xuống ôm chặt Susie, nghẹn ngào qua làn nước mắt : " Cảm ơn, cháu yêu quý, nó sẽ giúp cô rất nhiều".

Chiếc băng gạc nhỏ bé nhưng kỳ diệu của Susie đã đem đến sự ấm áp cho trái tim tuyệt vọng của cô Smith. Kể từ đó cô gài chíếc băng gạc vào một xâu chìa khoá nhỏ và luôn mang theo bên mình như một sự nhắc nhở phải quên đi nỗi đau và mất mát.

Khi phải chịu đựng một nỗi đau quá lớn thật không dễ để nhận ra ngay rằng vết thương ấy rồi cũng sẽ lành. Chiếc băng gạc nhỏ bé của Susie đã trở thành biểu tượng của sự hàn gắn nỗi đau và biến tất cả niềm vui, tình yêu, hạnh phúc cô đã có cùng con gái trở thành những kỷ niệm êm đềm dịu ngọt chứ không phải một gánh nặng đeo vào tâm hồn suốt cuộc đời.

Con Búp bê và cành hoa hồng

Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.
Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.
Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”
Bà cụ đáp: "Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.
Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.
Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.
Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.
“Đây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.”
Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”
Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”
Đôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.
“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”
Tim tôi như muốn ngừng đập.
Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi mall về rồi hãy đi.”
Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.
“Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.
Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”
Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã.
Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!”
“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”. Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.
Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”
Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi..”
“Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa..”
“Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”
Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.
Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi.
Đoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe vận tải đụng vào xe của một thiếu phụ và một bé gái nhỏ.
Đứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.
Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?
Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.
Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.
Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu, hay người lái xe bất cẩn, đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.

Nhật ký người già

Ông ơi, đi ăn cơm đi, tôi mệt, nằm một lát. Ông cứ chờ vậy trẻ nhỏ lại cười bảo già rồi mà còn mùi mẫn. Con ép, ông đừng cáu nhé, cứ nói nhỏ nhẹ bố ăn đủ rồi. Nó ép mình ăn là lo đến sức khỏe của mình, là thương mình. Cứ tưởng tượng chúng nó không màng mình no đói ra sao hay thảy vào viện dưỡng lão toàn người xa lạ thì còn buồn biết mấy hả ông.

Lát nữa tôi giấu ít quả nho. Ông bị cấm đủ thứ tội quá, nó bảo nho có nhiều đường ông à. Mà từng tuổi này rồi, chết nay sống mai biết ngày nào, kiêng cử quá cũng khổ. Mỗi lần dấm dúi chùm nho, ông mừng như con nít thấy thương quá, muốn khóc luôn. Trong ngăn đồ lót cũng còn một ít kẹo trái cây, thèm thì ăn vài cái thôi. Giấy gói kẹo bỏ lại trong bao, chiều mai tôi đem bỏ vào thùng rác công viên. Gớm, cứ phải ăn vụng. Chúng nó biết thì la tôi chết. Mà chẳng sao, miễn là ông vui. À áo ông đang bận dính kem bánh ngọt từ chiều hôm kia, thay đi kẻo lại thưa ông tui ở bụi này. Hồi trưa nghe trẻ bàn nhau may áo, cả cho ông nữa đó. Thiệt tình, tủ nào cũng treo nghinh ngang mà cứ may hoài. Trẻ nhỏ về đông đủ vui thì có vui, mà mệt, điện thoại reo liên miên, chúng nó nhỏ to nhiều quá. Muốn nghỉ ngơi cũng chẳng yên. Nãy giờ bảo mẹ mệt, bây bớt lao xao cho mẹ nghỉ một tí, vậy mà chúng cứ tới lui ra vào coi mẹ mệt ra sao. Già cả thì nay mệt mai khỏe là chuyện thường, nói vậy mãi nó vẫn tra hỏi, lo lắng khóc nữa chứ! Thật dở hơi.

Bà nói hơi mệt nghỉ một lát rồi ăn cơm sau, mà cứ nằm mãi, tôi hiểu là bà mệt nhiều, vì nếu lười thì bà đã nói lười. Tôi không thấy đói, chẳng muốn ăn. Bữa cơm không có bà lại càng không tha thiết nữa. Chúng nó hùa nhau cằn nhằn bà ạ. Rồi chắc tội nghiệp ông già, lại dỗ dành. Tôi vẫn ngồi cạnh bà, hơi thở bà mong manh quá, nhẹ như không, đặt bàn tay gần chẳng thấy gió. Nhớ mỗi lần đi biển bà thường nhắc hít thở đi ông, hít sâu vô. Và mình cùng hít ồn ào, như thể bù lại những giờ phút giam mình trong nhà hay đã tiêu phí thời gian thở không đúng cách. Những lúc đó tôi có cảm tưởng buồng phổi nở ra, căng lên, mạnh mẽ. Bây giờ lại thấy yếu hẳn đi, như thể ai đã hút hết sinh lực mình rồi, và tôi thở khó khăn, ngắt quãng. Tôi muốn mình lại ra biển cho bà hít thở. Ờ, phải chi tôi có thể hít thở cho bà để bà bớt mệt. Tôi chưa thay áo, chẳng đứa nào để ý đến tôi bằng bà đâu. Mắt bà không xoi mói mà tinh, thấy hết. Tôi cũng không ăn vụng kẹo. Có bà thì bất cứ sự vụng trộm nào cũng vui, mình chỉ mỉm cười với nhau là điều gì cũng thành trò chơi bí mật mà ngay tình. Giờ không cầm viên kẹo từ tay bà dấm dúi thì như tôi gian lận cái gì. Tôi không thèm ngọt đâu, bà đừng lo. Tôi thèm ngồi nhìn bà im lìm…Bà ơi, nói gì đi!

Ðêm qua tôi khó ngủ ông ạ. Trằn trọc mãi. Rồi chợp mắt lại mơ thấy mình bay lên trần nhà, nhìn xuống ông ngủ mà mặt mày không thư dãn chút nào. Có lúc ông nấc cụt hay khóc ấm ức. Tôi vội vàng đáp xuống ôm chặt ông như mỗi lần một trong hai đứa mình giật mình trong đêm. Thấy ông nhăn nhó, lại sợ ôm chặt quá ông tỉnh ngủ, tôi buông ông ra, rồi tỉnh dậy. Tôi rón rén ra nhà ngoài, trẻ con nằm la liệt. Tôi đi một vòng hôn đám cháu nội ngoại đang say ngủ, đứa nào trông cũng bình an. Con TiTi ôm chú sư tử mình mua cho nó hôm sinh nhật. Ông đừng buồn, trẻ con mà, nó thích chạy chơi chớ có thích ngồi nghe mình kể chuyện đâu ông. Sách truyện đầy nhà, đêm nào trước khi ngủ bố mẹ cũng đọc cho nghe, toàn chuyện công chúa hoàng tử hoặc các nhà thám hiểm cực Bắc cực Nam, chuyện của mình thì từ thuở ở quê, nó có hiểu “tát nước ruộng” hay “nơm tôm” là gì, giải thích chúng cũng không hình dung ra được, nhất là mình kể đôi khi cũng chẳng đầu đuôi mạch lạc gì…

Tôi trở về phòng khe khẽ nằm xuống cạnh ông, hít mùi da thịt ông lười tắm mà vẫn thơm tho. Ðúng là vợ chồng quen hơi ông nhỉ. Tôi hôn nhẹ lên trán, tựa đầu lên vai và đan tay ông. Mình luôn luôn đan tay nhau khi ngủ mà. Tôi kéo áo và sửa lại chiếc gối ngay ngắn cho ông. Ông có giấc ngủ sâu, thường bảo “giấc ngủ của người ngay thật”, làm gì cũng chẳng thức. Qua ánh đèn hành lang rọi vào, tôi nhìn ông thật kỹ, từng nét. Người ta bảo nếu nhìn kỹ người thân mình sẽ không nhận ra người ấy nữa. Vậy mà tôi vẫn nhận ra ông, vì tôi thường nhìn mỗi khi ông ngủ. Không biết ông có nhìn khi tôi ngủ không, chớ càng nhìn càng thương ông ạ.. Tôi thấy rõ từng nếp nhăn, mỗi ngày một nhiều và sâu, nó như sợi thừng cột vợ chồng già mình mỗi lúc một chặt hơn. Cái đầu đó chịu đựng hết những lúc trái tính dở hơi của tôi. Nhớ thời còn trẻ mỗi lần ông ăn nói vụng về, nháy nhó ra dấu cho ông im lại cứ hỏi to lên em muốn nói gì, vậy là nháy nhó chẳng còn hiệu lực gì nữa. Tôi thường mong ông đi trước, tôi lo mọi thứ cho đầy đủ, và tôi xoay sở được. Còn ông thì vụng về. Trẻ nhỏ cứ nói bố không biết làm gì hết mà nói không chịu nghe. Nghĩ đến ngày lỡ ra tôi đi trước, còn ông một mình tội quá…

Bà à, lạ lùng nhỉ, đêm qua tôi thấy mình về quê. Làng xưa có khác đi nhiều nhưng ruộng đồng vẫn còn bao la tít tắp. Con đường nhỏ dẫn vào làng bây giờ đã tráng nhựa, rộng rãi. Chiếc cầu tre dập dềnh bắt qua sông đã thành cầu đá tự thuở nào, và nước sông thì trong veo thấy đáy. Mình vào làng, trẻ nhỏ chạy theo như rước đèn. Cả xóm rộn rã hẳn lên. Bà nói vui quá, chứng tỏ là hàng họ còn nhớ nghĩ đến mình. Qua cánh cổng gỗ đã mục sứt mẻ nhiều chỗ, cánh cổng nặng trịch chắc chắn mà hồi xưa mỗi lần mở ra đóng vào kêu vang cả xóm lặng yên, xuyên hết mảnh vườn, mình cùng hân hoan như trẻ nít chạy ngay vào hiên có cậu mợ đứng chờ. Ai cũng có vẻ tráng kiện trẻ trung. Mợ mặc áo bà ba màu kem nhạt bà mua hồi Tết năm sinh mẹ con TiTi, và cậu trong chiếc áo dài the đen nói sắp đi ăn cỗ. Tôi lại đòi đi theo mà cậu không cho, cười nhạo tôi như đám con thường trêu “bố giống con nít”. Nhưng mẹ và bà thì không nói gì, chỉ nhíu mắt lắc đầu nhè nhẹ. Tôi may mắn có hai người đàn bà thương yêu thông cảm. Một lát ba người nhìn nhau như ước gì riêng tư mà tôi ngoài cuộc, bà bảo “ tôi ở chơi với cậu mợ, ông về trước kẻo trẻ nhỏ nó lo”. Rồi cả ba đẩy tôi ra cổng. Tôi đi, ngoái lại thấy bà nhìn theo buồn thiu, bà nhỏ nhắn lọt thõm giữa cậu mợ. Tự nhiên tôi khóc, thiếu bà dù chỉ đoạn đường rất ngắn cũng là diệu vợi…Tôi la to lè lẹ mai mốt về nghe bà. Rồi tôi giật mình thức dậy, dưới bóng đèn mờ bà cựa mình rên khe khẽ, tôi kéo chăn ngay ngắn cho bà. Trẻ nhỏ bàn ra tán vào cái gì, vẻ bí mật như chuyện quốc gia đại sự. Tôi hỏi có chuyện gì không, đứa nào cũng lắc đầu nói không. Bà chỉ bịnh nằm đó mà tôi đã thấy không còn phương hướng nữa.. Hồi chiều mấy đứa cháu đã nghịch che khuôn mặt thanh tú của bà bằng chiếc khăn thêu trắng toát…Bà ơi!

Ông ơi tôi thấy rồi. Té ra… té ra… Coi chừng, khóc thì trẻ nhỏ nó trêu cho. Nếu hồi giờ mùa đông, ông thường vào giuờng nằm trước cho ấm chỗ rồi mới để tôi vào, thì bây giờ tôi sẽ sưởi trước chăn đệm cho ông, ông nhé. Trời đất ơi. Trời đất ơi. Thương ông quá…

Bà ạ, tôi đã bảo cho bố ngồi bên mẹ lâu lâu, nhưng chúng nó kéo tay tôi ra khỏi tay bà. Người ta đến đặt bà nằm vào chiếc giường lạ hoắc, tôi hỏi bây đưa mẹ đi bịnh viện à. Thấy chưa, rõ ràng bà bịnh nhiều mà. Tại bà cứ nói để bà gánh hết bịnh hoạn của tôi luôn. Giường chật quá, tôi cố chen vào mà nào được yên lựa thế nằm cho vừa đâu, chúng nó kéo ra ngay, cho uống thuốc gì ngủ li bì không mộng mị. Khi thức dậy, nhà rộn ràng kẻ ra người vào khiến tôi chóng mặt. Chúng nó tắm táp cho tôi như con nít, bắt uống sữa và ăn. Tôi nghẹn, không nuốt được, bảo gọi mẹ xuống ăn với bố. Bà không xuống, nói đã ăn rồi. Rồi chúng nó bận áo mới cho tôi. Ai cũng mặc áo mới. Tất cả (chắc vậy) lên xe. Tôi hỏi mẹ đâu, chúng bảo mẹ ngồi xe khác rộng hơn. Xe ngoằn ngoèo, ngoằn ngoèo đi qua nhiều con đường lạ hoắc. Cuối cùng dừng lại. Khu vườn mênh mông với lối đi ngang dọc rộng rãi toàn cổ thụ như công viên, đẹp bà nhỉ. Chắc làm pic-nic. Xuống xe. Coi chừng trợt chân nghe bà. Con cháu mình chu đáo đem sẵn ghế cho tôi ngồi.

Tôi hỏi mẹ đâu. Mẹ đi toa lét. Lõ mõ thấy nhiều người nói gì chẳng nghe rõ, thiên hạ có vẻ nghiêm túc quá. Nắng man mác. Hoa nở tưng bừng. Vậy mà tôi mệt. Bà đi toa lét lâu nhỉ…Rồi chúng đỡ tôi đứng lên, chỉ ba bốn bước mà xa tít tắp. Trước mắt là cái hố. Tôi hỏi cái hố gì đó. Chúng bảo không có gì, bố ném nắm đất này xuống đó đi. Tôi hỏi chi vậy, chúng hỏi lại bố nhớ hồi xưa dạy chúng con hạt đất quê hương là quý lắm, phải đặt nó vào nơi nào mình tha thiết nhất, đúng không bố?...Ờ đúng.- Ðây nữa, bố thảy cành hoa này xuống hố đi. – Chi vậy con?...Hồi xưa hái hoa cho mẹ, bố thường bảo tặng nhau một cành hoa vẫn hơn nói lời nặng nhẹ, đúng không?...Ờ, mà mẹ đâu?...Mẹ chờ bố ở nhà. - Tội nghiệp, đừng để mẹ chờ lâu, mau mau cho bố về với mẹ đi con…

Paris-NT, Juillet 2009
Tác Giả : Miêng

Wednesday 7 October 2009

Mọi việc không phải luôn như chúng ta thấy

Hai thiên thần đi chu du duới hình dạng của những người nghèo khó dừng chân ở một ngôi nhà khá giả. Hai thiên thần xin gia đình kia cho ở lại nhờ qua đêm nhưng gia đình đó rất khiếm nhã, tỏ vẻ khó chịu và bảo hai thiên thần vào nhà kho mà ở. Khi hai thiên thần dọn dẹp chỗ ngủ trên sàn lạnh, thiên thần lớn tuổi hơn trông thấy một lỗ trên sàn nhà và ra tay sửa lại nó. thiên thần nhỏ hơn hỏi tại sao, thiên thần lớn trả lời : Mọi việc không phải luôn luôn như chúng ta thấy !

Đêm hôm sau, hai thiên thần lại dừng chân ở một gia đình nghèo và xin ở lại qua đêm. Hai vợ chồng bác nông dân túng thiếu về tài sản nhưng có thừa lòng hiếu khách nên đã mời hai thiên thần bữa ăn đạm bạc và mời họ ngủ trên giường.

Sáng sớm hôm sau, hai thiên thần thấy hai vợ chồng bác nông dân buồn rười rượi. Con bò duy nhất cung cấp sữa cho gia đình họ đã chết. Thiên thần nhỏ tuổi hết sức sửng sốt về việc đó và kết tội : "Gia đình thứ nhất rất giàu có thì người lại giúp họ. Gia đình này nghèo khó và hiếu khách thì ngài lại bắt con bò của họ phải chết".

"Mọi việc không phải luôn như chúng ta thấy" - Thiên thần lớn chỉ nói vậy.

Khi hai thiên thần lại tiếp tục lên đuờng, thiên thần lớn mới nói : "Khi chúng ta ở trong nhà kho của gia đình giàu có, ta để ý thấy có một kho vàng dưới cái lỗ ở nền nhà kho, nhưng chủ nhà lại thô lỗ và keo kiệt nên ta hàn cái lỗ đó lại, họ sẽ không bao giờ tìm đuợc vàng. Còn tối qua khi chúng ta đang ngủ trên giường nhà bác nông dân nghèo, thần chết đã tới và nói phải đem vợ bác nông dân đi. Ta đã đua con bò của nhà bác nông dân ra thay thế, và may mắn là thần chết đã chấp nhận con bò. Mọi thứ không phải luôn như chúng ta thấy

Vàng thật hay đồng thau?

Ngày xửa ngày xưa, bên Ai Cập có một vị hiền triết tên là Zun-Nun. Ngày kia, một anh thanh niên đến và hỏi ông:
“Thưa ngài, tôi không hiểu tại sao những người đáng kính như ngài luôn ăn mặc theo một cách giống nhau và luôn luôn đơn giản như vậy. Chẳng lẽ không cần chưng diện một tí, không phải để khoe khoang, nhưng còn vì mục đích khác nữa chứ, thưa ngài?”.

Nhà hiền triết chỉ cười và cởi chiếc nhẫn ở tay ra, trao cho chàng trai và nói: “Này anh bạn trẻ, ta sẽ trả lời câu hỏi của cậu, nhưng trước tiên cậu phải giúp ta việc này đã. Hãy cầm lấy chiếc nhẫn này và đi đến khu chợ bên kia đường, cậu hãy đổi nó lấy một đồng vàng”.

Cầm chiếc nhẫn đen đúa của Zun-Nun trên tay, chàng thanh niên tỏ vẻ nghi ngại: “Một đồng vàng? Tôi không chắc là chiếc nhẫn có thể bán được với giá đó”.

“Thử trước đã chàng trai, ai biết được điều gì có thể xảy ra?”. Chàng trai trẻ phóng nhanh ra chợ. Anh ta đem chiếc nhẫn vào hàng tơ lụa, rau cải, thịt cá và rất nhiều nơi khác. Nhưng sự thực là không ai đồng ý trả cho anh ta với cái giá đó. Anh ta quay về gặp Zun-Nun và nói: “Thưa ngài, không một ai đồng ý bỏ ra một số tiền nhiều hơn một đồng bạc để mua chiếc nhẫn này cả”.

Với một nụ cười nhẹ nhàng trên khuôn mặt trầm tĩnh, nhà hiền triết đáp lời: “Bây giờ anh hãy ra tiệm vàng ở cuối đường, đưa chiếc nhẫn này cho ông chủ. Đừng yêu cầu giá bán nhưng chỉ lắng nghe xem ông ta trả giá bao nhiêu”.

Chàng thanh niên đi đến tiệm vàng theo yêu cầu và sau đó quay về với vẻ mặt khác hẳn. Anh ta nói: “Thưa ngài, những lái buôn ở chợ rõ ràng không biết giá trị của chiếc nhẫn này, người chủ tiệm vàng đã đồng ý mua chiếc nhẫn này với giá một ngàn đồng vàng, và giá trị thật của nó thì gấp cả ngàn lần so với cái giá của những con buôn ở chợ”.

Zun-Nun mỉm cười và ôn tồn nói: “Đó là câu trả lời cho câu hỏi của anh. Không thể đánh giá con người mà chỉ dựa vào cách ăn mặc bề ngoài. Những lái buôn ở chợ định giá theo kiểu đó. Nhưng những nhà buôn vàng thì không như thế. Vàng và đá quý tồn tại bên trong mỗi con người, chỉ có thể được nhận ra và xác định giá trị nếu anh có thể nhìn thấu tâm hồn.

Cần có con tim để nhìn vào cả một quá trình dài lâu. Chúng ta không thể ngang nhiên đánh giá người khác mà chỉ dựa vào những lời lẽ và cách cư xử trong một lúc nào đó. Nhiều lúc cái mà ta nghĩ là vàng hóa ra là đồng thau, nhưng thứ ta tưởng là đồng thau thì lại chính là vàng thật".

suu tam

Saturday 29 August 2009

Hoa Thủy Tiên

Thủy Tiên là loại cây có thân hành, nở hoa vào mùa xuân, có những chiếc lá mịn màng mọc thẳng và những đóa hoa sáu cánh trắng như tuyết, nhị hoa như một cái ly màu vàng ở giữa, chung quanh mép viền một vòng đỏ thẫm, hương thơm rất dịu. Cái nhụy hình ly nằm giữa bông hoa được cho là để dùng chứa nước mắt của chàng Narcissus bất hạnh theo truyền thuyết dưới đây.
Narcissus là một chàng trai hết sức xinh đẹp, nhưng chẳng yêu ai ngoài bản thân mình. Chàng cho rằng chỉ có mình mới xứng đáng với tình yêu của mình mà thôi.
Có lần, đi lạc vào rừng, chàng gặp tiên nữ Echo. (Echo bị nữ thần Hera, vợ của thần Zeus trừng phạt; nàng phải im lặng và chỉ được lặp lại những lời người khác nói). Echo nấp mình trong rừng sâu, ngắm nhìn và say mê chàng. Narcissus nhìn quanh và cất tiếng hỏi :
-Có ai đấy không ?
-Có ai đấy không ? - Nàng Echo đáp
-Lại đây - Narcissus gọi to.
-Lại đây - Echo đáp.
Nàng Echo bước ra chìa tay cho Narcissus nhưng chàng đã đẩy nàng và phóng ngựa chạy mất. Nàng Echo đau khổ chỉ còn biết âm thầm nhắc lại bất cứ tiếng gọi nào.
Một ngày mùa xuân, Narcissus đến bên một dòng suối để uống nước. Chàng sững sờ ngắm nhìn bóng mình dưới lòng suối. Chàng vẫy gọi rồi đưa tay vuốt ve, bóng hình tan vỡ. Chỉ một dòng suối lạnh buốt đáp lại. Gọi mãi, gọi mãi... Cuối cùng, vì quá yêu thương hình ảnh của chính mình phản chiếu trên dòng suối, Narcissus mỏi mòn dần, gục chết bên đám cỏ xanh. Ở nơi chàng gục xuống, bỗng mọc lên một bông hoa trắng muốt, thoang thoảng hương thơm. Người ta gọi đó là hoa Thủy Tiên. Còn nữ thần Echo vốn yêu say đắm Narcissus nhưng không được đáp lại nên cũng đã héo hon tàn tạ dần cho đến khi chỉ còn âm thanh của nàng vương vấn nhớ nhung trên cõi trần gian.
Phải chăng do sự tích này mà Thủy Tiên được coi như biểu tượng của sự kiêu sa và quá yêu thương bản thân mình. Các cô gái khi được tặng hoa Thủy Tiên hẳn sẽ bối rối : người đã gởi nó chỉ luôn chú ý tới chính anh ta nhiều hơn.

Hoa Mộc Lan

Ở Nhật Bản có một người con gái tên là Câycô, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà nghèo, ngay từ khi còn nhỏ nàng đã phải tự đi làm để kiếm sống.
Một cô bé như nàng phỏng có thể làm được việc gì? Nàng phải làm hoa giấy đem ra phố bán. Nhưng hoa bán đã nhiều, mà tiền thu về chẳng đáng là bao. Khi đã ra dáng một thiếu nữ. Câycô cũng không có đủ tiền sắm nổi một bộ kimônô mà các cô con nhà quý phái vẫn mặc.
Một đêm nọ, khi Câycô đang mải làm việc trong phòng của mình, bỗng có một con vẹt bay đến đậu trên bậc cửa sổ bỏ ngỏ. Đôi cánh màu xanh của nó đã nhợt nhạt, có lẽ nó đã già song vẫn còn đủ minh mẫn và biết nói tiếng người.
- Đừng đuổi ta, ta sẽ tiết lộ cho nàng một điều bí mật về cách làm giàu.
- Vẹt yêu quí ơi, cớ sao ta lại đuổi mi - Câycô buồn bã mỉm cười - ở đời ta chẳng còn biết thổ lộ tâm tình với ai, thế mà mi lại nói được tiếng người. Cứ ở lại đây, cùng chia nghèo, sẻ khổ với ta, còn sự giàu sang, phú quý, tốt nhất là chẳng nên màng tới, vì ta rất xa lạ với chuyện ấy.
- Đa tạ Câycô tốt bụng - Vẹt gật gù - Trước khi đi tìm chủ mới, ta đã chăm chú theo dõi các cô gái bán hoa, và ta đã thấy nàng tặng bông hoa đẹp nhất của mình cho một cô gái nghèo như thế nào rồi. Cô gái nghèo ấy không có tiền nhưng lại rất muốn làm cho người bà ốm yếu của mình được thanh thản nỗi lòng.
Nhưng vì sao ngươi lại phải đi tìm chủ mới? - Câycô hỏi - Phải chăng chủ cũ không tốt với mi?
- Bà ta đã qua đời - Vẹt đau đơn báo tin, rồi im lặng giây lát - Bà ta chết vì tham lam.
- Bà ấy nghèo lắm à? - Câycô hỏi tiếp.
- Không, rất giàu là đằng khác. Song với bà, như thế còn quá ít. Bà đã bán đến giọt máu cuối cùng để lấy vàng - Vẹt nguẩy mỏ vẻ trách móc.
- Đổi máu lấy vàng là thế nào, ta không hiểu? - Câycô ngạc nhiên.
- Chuyện là thế này. Bà chủ của ta cũng làm nghề bán hoa giấy như nàng, song có một mụ phù thuỷ đã tiết lộ cho bà một bí mật về cách làm cho hoa giả trở thành hoa tươi, nghĩa là phải lấy máu của mình tiếp sức cho các cành hoa. Chính nàng cũng thừa hiểu hoa tươi quý như thế nào rồi. Chẳng bao lâu bà chủ trở nên giàu có. Lúc đó mụ phù thuỷ đã báo trước cho bà ta rằng, dù thế nào cũng chớ có hiến đến giọt máu cuối cùng. Nhưng với bà chủ của ta, dầu có tích góp được bao nhiêu của cải cũng vẫn cứ là ít. Và thế là khi có một vị khách ngoại bang hứa cho bà một khoản tiền lớn nếu bà bằng lòng tiếp thêm sinh lực cho hoa. Bà chủ đã không ngần ngại ngay cả đến giọt máu cuối cùng để có thêm nhiều tiền và bà đã phải chuốc lấy cái chết. Số của cải bà để lại trở thành miếng mồi ngon cho đám họ hàng xâu xé nhau.
- Thật là khủng khiếp! - Câycô thốt lên - Vì sao mi không ngăn cản bà ta?
- Rơi vào hoàn cảnh ấy, người ta khó mà sáng suốt - Vẹt phàn nàn. - Ta đã thẳng thắn khuyên nhủ bà đừng hành động một cách ngu ngốc, song bà trả lời như thế nào, nàng biết không? "Ta đã chán ngấy những lời đường mật của họ nhà Vẹt rồi!" bà chủ nói thế đấy.
- Vẹt già tốt bụng ơi, hãy ở lại đây với ta và làm cố vấn cho ta - Câycô gợi ý. Vẹt cảm thấy hởi lòng, hởi dạ.
Sau khi bán được ít hoa tươi đầu tiên, Câycô liền mua ngay một bộ kimônô lụa và một đôi dép thật đẹp. Nàng chải lại mái tóc đen mượt và cài lên đó một bông hồng đỏ thắm rồi đi ra phố. Từ bóng cửa sổ xa xa, nàng nhìn thấy một cô gái xinh đẹp. Câycô gật đầu chào. Cô gái cũng gật đầu chào lại. Hai người cùng mỉm cười với nhau. Câycô đoán rằng cô gái đó có lẽ là hình bóng của nàng được phản chiếu vào gương.
Câycô nhanh chóng hoà vào dòng người trẻ tuổi, và lần đầu tiên trong đời nàng, được đặt chân tới một gian phòng rực rỡ ánh đèn, nơi có từng cặp trai gái đang nhảy múa uyển chuyển như chim bay, bướm lượn. Có một chàng trai đến mời Câycô. Nàng vừa nhảy vừa mỉm cười một cách sung sướng. Chàng trai khiến nàng thích thú nhất ấy có tên là Aratumi.
- Câycô ơi! - Aratumi nói, - Em đẹp khác nào một đoá hoa Anh Đào nở chúm chím. Hãy nói đi, biệt thự nhà em ở đâu và vì sao một cô gái sang trọng như em lại đến nơi vũ hội của đám sinh viên nghèo hèn này?
Câycô toan thú nhận nàng chỉ làmột cô gái nghèo rớt đang sống trong một căn nhà dột nát, nhưng nàng chợt nhớ tới nhan sắc tuyệt trần của mình, nàng hình dung ngay việc nàng sẽ nhanh chóng trở nên giàu có và sẽ xây được biệt thự ra sao. Chính bản thân Câycô cũng không nhận thấy nàng đã vẽ ra trước mắt chàng trai mơ ước của mình về một toà biệt thự y như thật. Khi nàng im lặng, Artumi thở dài nói:
- Đáng tiếc là em giàu có như vậy. Một chàng sinh viên nghèo đâu dám đặt chân tới toà biệt thự, vậy mà anh lại cứ muốn được trông thấy em.
Câycô không dám thú nhận rằng nàng không hề có biệt thự nào cả. Song nàng cũng rất muốn gặp lại Aratumi và ngỏ ý rằng, hôm khác nàng sẽ tới công viên thành phố dạo chơi.
Khi Câycô và Aratumi gặp nhau ở công viên, họ cầm tay nhau cùng bước đi trên những con đường nhỏ, và kỳ diệu thay, từ lúc nào cặp môi của họ đã xoắn xuýt với nhau trong một cái hôn dài.
- Câycô, Câycô của anh! - Aratumi thì thào - nhưng mặt chàng lập tức sa sầm lại - Đó phải chăng là một cái hôn vĩnh biệt? Vì cha em sẽ không cho phép em được làm vợ một sinh viên nghèo.
Câycô bắt đầu khóc lóc và nàng đành thú nhận rằng, biệt thự, đó chỉ là chuyện nàng bịa ra, rằng nàng chỉ là một cô gái bình thường chuyên nghề làm hoa giấy đem ra phố bán.
Nếu Câycô thấy đựoc nét mặt Artumi thay đổi như thế nào thì chắc hẳn nàng đã không tiết lộ cho chàng biết điều bí mật của đời mình. Nhưng vì xấu hổ, nàng đã nhắm nghiền mắt lại. Còn Artumi, sau khi nghe chuyện nàng, đã vội nắm lấy bàn tay nàng. Chàng thậm chí còn tỏ ra vui vẻ, bởi sắc đẹp của Câycô sẽ hứa hẹn một sự giàu có vô biên.
Cô gái Câycô mảnh khảnh bắt đầu những ngày lao động cật lực. Cần phải làm thật nhiều hoa, đặc biệt làm thêm hoa tươi nhiều hơn nữa, rồi đem bán đi để mua một ngôi nhà nhỏ. Họ sẽ sống ở đó sau khi cưới. Nàng sẽ mua thêm thảm, tranh, đồ sứ cùng những bộ quần áo mới cho mình và cho chồng. Một buổi chiều, Vẹt nói như muốn thức tỉnh cô gái:
- Câycô ơi, nàng đang tiêu phí máu mình một cách quá dễ dãi đấy!
- Ôi, anh bạn Vẹt già đáng yêu của ta! - Câycô vuốt đầu Vẹt - khi Aratumi học hành xong, chàng sẽ kiếm đủ tiền và ta sẽ được nghỉ ngơi.
Nhưng khi hai người vừa tổ chức xong lễ cưới thì Aratumi cũng bỏ luôn trường lớp, vì chàng chẳng thiết theo đuổi đèn sách nữa.
- Anh chỉ thích được xem những ngón tay nhỏ nhắn của em trổ tài khéo léo và duyên dáng khi em làm hoa thôi.
Nghe những lời nói ngon ngọt của chồng, nàng cảm thấy thật sung sướng. Nhưng chỉ vài năm sau, ngôi nhà bé nhỏ kia đối với Aratumi thật quá ư xuềnh xoàng. Nhiều lần chàng nói với vợ:
- Tất thảy chúng bạn của anh đều sống rất sung túc. Trước họ anh cảm thấy rất ngượng.
Và những ngón tay của Câycô lại làm việc miệt mài hơn. Để có được một ngôi nhà khang trang ngày tháng sao ngắn ngủi thế. Cứ chiều chiều, khi Câycô đi bán hoa ngoài phố thì Aratumi ngồi một mình bên ấm trà. Chàng còn biết làm gì vào lúc này?
- Câycô ơi, Câycô - Vẹt lắc đầu buồn bã mỗi khi chủ của nó trở về nhà ngồi vào chỗ làm việc với dáng vẻ mệt mỏi.
Còn chàng Aratumi nghèo khổ lúc nào cũng chỉ thích sống trong một biệt thự. Chàng cho rằng Câycô đã lừa dối chàng. Nàng đã hứa với chàng sẽ có một chỗ ở khang trang, vậy mà cho đến giờ chàng vẫn cứ phải chui rúc trong túp lều tồi tàn. Câycô cảm thấy mình có lỗi, bởi nàng càng ngày càng thêm yêu Aratumi.
- Chúng ta sẽ có biệt thự, nàng cam két với chàng như vậy, và càng rút ngắn bớt thời gian nghỉ ngơi của mình.
- Câycô ơi, hãy cẩn thận, - Vẹt báo trước - Nàng đã quá yếu rồi, máu trong tim nàng còn lại rất ít đấy.
- Bạn ơi, chúng ta sắp có biệt thự rồi, lúc đó ta sẽ bắt đầu đầu sống như một bà hoàng - Câycô nói.
Lời đồn đại về cô gái bán hoa bé bỏng có tên là Câycô lan truyền khắp gần xa. Magơnon, một nhà kinh doanh hoa người Pháp đã lặn lội sang tận Nhật Bản để mua hoa của Câycô. Đối với Magơnon, chỉ có hoa không, chưa đủ. Ông hứa sẽ cho Câycô một khoản tiền lớn nếu nàng làm cho những bông hoa cùng với gốc của chúng trở thành hoa thật. Hơn nữa, chúng phải có đủ bốn màu: trắng, vàng, hồng và đỏ.
Câycô đã bán cho Magơnon đủ các loại hoa và vào phút chót nàng còn làm thêm một bông hoa đỏ chói có cả cành lẫn gốc. Những nàng cũng không còn đủ sức để trích đầu ngón tay của mình và dùng máu tiếp sức cho rễ hoa nữa.
- Câycô, Câycô ơi! - Vẹt hét lên một cảnh thảm thiết, - chớ có cho giọt máu cuối cùng!
- Thôi đủ rồi, anh bạn già ạ, loài vẹt nhà mi chỉ quen khoác lác thôi - Artumi dúi đầu Vẹt xuống và túm lấy cánh nó ném sang phòng khác.
- Artumi yêu quý, em chỉ còn giọt máu cuối cùng thôi. - Câycô lặng lẽ nhìn vào mắt chồng.
- Ta cần một bông hoa đỏ, đỏ thật sự - Magơnon hồi hộp nói - Ta sẽ không tiếc tiền, miễn là nàng làm cho bông hoa đỏ này thành bông hoa thật.
- Câycô, em cần phải hiểu rằng điều đó có ý nghĩa đối với chúng ta lắm chứ? Aratumi lắc mạnh vai vợ - Em có hiểu không, đời sẽ thế nào nếu chúng ta sẽ có một toà biệt thự? Toà biệt thự mà em đã hứa với anh đó!
Sau khi lấy hết hơi tàn sức kiệt, Câycô chích đầu ngón tay mình, vắt ra giọt máu cuối cùng tiếp sức cho rễ bông hoa đỏ.
Aratumi xây xong toà biệt thự và cưới một cô vợ khác. Magơnon mang những bông hoa tươi rói về Pháp và đặt tên cho nó là Magơnôlia, nghĩa là "Hoa Mộc Lan", Còn nàng Câycô thì sao? Nàng đã lùi vào những trang huyền thoại của loài người.

Thursday 27 August 2009

Anh không bảo vệ được cho em

Hai người họ yêu nhau, cô gái thích mưa, mỗi lần mưa là anh lại ở đằng sau che ô cho cô.
Anh dành gần như cả chiếc ô để cho cô khỏi ướt, còn mình thì ướt sũng, nhưng anh không nói gì, chỉ lặng lẽ nhìn cô một cách say sưa. Anh cảm thấy rất hạnh phúc, cô cũng cảm thấy rất hạnh phúc.
Có một ngày, anh và cô đi chơi, anh dắt tay cô gái vượt qua một công trình đang thi công.
Cô vui vẻ nhảy nhót, miệng nói cười không ngừng. Anh rất ít khi nói chuyện, anh chỉ lặng lẽ nhìn cô vui thì cũng tự cảm thấy vui. Chính lúc đó đột nhiên có một hòn gạch vỡ rơi từ trên tầng rơi xuống, hướng về phía cô gái, lúc này đã không còn kịp nữa, anh ôm lấy cô, cô kêu lên ... anh nghĩ rằng mình sẽ dùng thân mình để đỡ viên gạch ấy cho cô, chính vào cái lúc quan trọng ấy, anh lại dùng hết sức để xoay mình trở lại, lật người xuống dưới, kết quả là tay cô gái bị hòn gạch rơi trúng, xương bị gãy.
Cô gái bây giờ mới có phản ứng, rên lên vì đau, cô đau đến chảy cả nước mắt, cô nghĩ : người xưa có câu " vợ chồng như chim sống cùng một rừng, đến khi gặp nạn ai lấy tự bay" câu nói này quả nhiên chính xác. Cô cố chịu đau đớn vùng ra khỏi anh, bỏ đi mà không hề nhìn lại.
Lúc này anh ở sau lưng gọi tên cô, âm thanh nhỏ dần, đôi môi trắng bệch. Anh cầm điện thoại gọi cho cô nhưng cô không nhận, gọi mấy lần đều không nhận. Gọi thêm mấy lần nữa rồi anh buông tay. Chỉ thấy ngón tay anh ấn cái gì đó trên điện thoại, lúc đó máu từ từ chảy ra xung quanh, tay anh nằm trên vũng máu, cũng không còn đủ sức để ấn gửi nó đi.
Ngày thứ hai cô gái biết được tin anh cấp cứu, quên hết mọi bực tức chạy vào viện. Lúc cô tới nơi, thì anh đã mất. Nguyên nhân là do mất máu quá nhiều.
Thì ra lúc anh muốn dùng thân mình để đỡ hòn gạch cho cô thì phát hiện dưới đất cắm một thanh thép dài mười mấy cm. Cho nên anh mới dùng hết sức lật người trở lại, chỉ để cô bị hòn gạch rơi vào. Nhưng mình thì bị thanh thép xuyên qua người.
Mẹ của anh cầm điện thoại của anh đưa cho cô. Để cô đọc mẩu tin mà anh chưa kịp gửi : "em thân yêu, xin lỗi em vì anh không bảo vệ được cho em, làm em bị thương... " xem xong cô không cầm được nước mắt ...

Cà Rốt và Củ Hành

Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những ''trò chơi'' vừa chán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳng giống thường ngày
Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".
Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: ''Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.
Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.
Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách.
Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố”.
Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.
Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".
Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay".
Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố. Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố". Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".
Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hành cũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối. Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!
Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào. Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế?”. Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?". Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".
Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?". Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng". Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".
Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.
Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".
Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".
Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú
Ngân?''. Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”. Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à? Cà Rốt gật đầu: "Ừ". Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị". Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu...
Một hôm... Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.
Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn". Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”. Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.
Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.
Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn. Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thích chạy". Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: "Ôi ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào''.
Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”.
Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường.
Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng". Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ". Mẹ lạnh lùng: "Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.
Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.
Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên
người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.
Hai vai bố như xệ hẳn xuống. Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?".
Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê. Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.
Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?
Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.
Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họ như âu yếm chị. Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.
Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông ai chẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.
Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp. Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anh nằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.
Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?".
Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.
Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim.
Ra tòa, anh bảo: "Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được". Chị lạnh lùng đề nghị: "Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai".
Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm.
Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còân gặp nhau lúc đi nhà trẻ.
Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ'' cho xem.
Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đón sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.
Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”. Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?". Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.
Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.
Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.
Trưa hôm ấáy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ. Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.
Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều. Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.
Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ. Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế? Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố? Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao. Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao. Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?...
Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết. Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành. Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?
Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.
Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.
"Cóá hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nóá mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt. Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé".
“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?".
"Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.
“Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi...".
Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm. Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu. Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình. Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.
Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả...".
Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm...”.
Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức. Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại. Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.
Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc...
Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức. Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệ lắm ...".
Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.
Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu".
Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu... nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy
xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.
Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ. Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.
Anh lặng lẽ nhìn chị. Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em...”.
Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.
Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.
Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ".
Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn xe loang loáng rọi vào.
Củ Hành reo: ''Bố đến rồi”. Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".
Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ". Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm"...

Rượu với Hoa - Nguyễn Bính

Thấy rét, u tôi bọc lại mền,
Cô hàng cất rượu ủ thêm men,
Mẹ cha mất sớm còn em nhỏ,
Say cả tư mùa cho khách quen.
Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ, tôi
Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi.
Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ
Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi.
Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà,
Người ta bắt chước chị người ta!
Ra vườn nhặt những hoa cam rụng
Về bỏ đầy nồi cất nước hoa.
Nước hoa tuy chẳng thơm là mấy
Hai đứa bôi đầy cả tóc nhau
Hí hửng bảo nhau: "Thơm đấy chứ
Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu!"
Một tối nhà Nhi có giỗ thầy
Chị Nhi cho uống rượu cay cay,
Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa
Mặt đỏ lên rồi, chếnh choáng say.
Hai đứa ôm nhau đánh giấc dài
Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai
Chị Nhi cứ chế làm sao ấy
Hai đứa nhìn nhau ngớ ngẩn cười.
Chị Nhi thường nói với u tôi
Hai đứa thưa bà đến đẹp đôi
U tôi liền đáp ngay như thật
Tôi có nàng dâu giúp đỡ rồi
Thuở ấy làm sao thật thái bình
Trai hiền bạn với gái đồng trinh
Đời say men rượu thơm hoa rụng
Tràn những ngây thơ ngập cảm tình
Ấy thế mà rồi cách biệt nhau
Nhà Nhi ko biết dọn đi đâu
Mình tôi giời bắt làm thi sĩ
Mẹ mất khi chưa kịp bạc đầu
Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh
Tôi đi dan díu với kinh thành
Hoa thơm mơ mãi vườn tiên giới
Chuốc mãi men say rượu ái tình.
Rượu ái tình kia thành thuốc độc
Vườn trần theo bướm phấn hương bay
Đơi tôi sa mạc, ôi sa mạc
Hoa hết thơm rồi, rượu hết say.
Trăm sầu nghìn tủi mình tôi chịu
Ba bốn năm rồi năm sáu năm
Khóc vụng mỗi lần tôi nhớ lại
Men nồng gạo nếp nước hoa cam.
Xa lắm rồi Nhi! Muộn lắm rồi
Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi!
Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ
Mộng ngát, duyên lành cũng bỏ tôi.
Chắc ở nơi nào, dưới mái tranh,
Chị em Nhi vẫn sống yên lành,
Chị Nhi cất rượu cho Nhi bán.
Hồn vẫn trong mà mộng vẫn xinh.
Ngày xưa còn bé, Nhi còn đẹp
Huống nữa giờ Nhi đã đến thì,
Tháng tháng, mươi mười lăm buổi chợ
Cho người thiên hạ phải say Nhi.
Xóm chị em Nhi ở mấy nhà?
Bến đò sông vắng? Chợ gần, xa ?
Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ ?
Vườn có trồng cam, có nở hoa ?
Mơ tưởng vu vơ, lòng dối lòng
Thực ra có phải thế này không
Chị Nhi đã lấy chồng năm trước
Nhi đến năm sau lại lấy chồng?
Ước gì trên bước đường lưu lạc.
Một buổi chiều nao, lạnh gió mưa
Gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ
Giật mình tôi thấy tiếng Nhi thưa.
Ngồi bên lò rượu đêm hôm đó
Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu.
Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại
Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau.
Tôi kể: "U tôi đã mất rồi
Cửa nhà còn có một mình tôi..."
Nhi rằng: "Ngày trước u thường nói
Hai đứa mình trông đến đẹp đôi..."
"Chị em mới lấy chồng năm trước
Chồng chị trồng cam ở mé sông.
Em ở mình đây nhà trống trải
Trăng vàng đầy ngõ, gió mênh mông..."
Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xoá hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng.
Rượu cất kỹ ngon, men ủ khéo
Say người, thiên hạ lại say nhau,
Chiều chiều hai đứa sang thăm chị
Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu.
Chao ơi! Là mộng hay là thực ?
Là thực hay là mộng bấy lâu ?
Hai đứa sống bằng hoa với rượu
Sống vào trời đất, sống cho nhau.
Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi
Hoa thừa, rượu ế, ấy tình tôi,
Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng
Gặp lại nhau chi, muộn mất rồi!

Sunday 9 August 2009

Quán hàng phù thuỷ

Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ:
“Mời vào đây
Ai mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu.
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín anh phải trồng,
Không bán!”

Thứ quý nhất của cuộc đời

Tại một làng chài nọ, có một chàng thanh niên hiền lành và tốt bụng, làm việc rất chăm chỉ. Một hôm, trên đường về nhà, chàng lượm được một cái chai nhỏ. Vì tò mò, chàng tìm cách tháo bằng được nắp chai ra. Bất ngờ từ trong chai bay ra một làn khói trắng và vị thần khổng lồ xuất hiện.

Vị thần liền cất tiếng nói: “Đừng sợ! Ngươi là ân nhân của ta, ta cho ngươi ba điều ước. Nào! Hãy ước đi hỡi chàng trẻ tuổi”.

Ước gì nhỉ? Chàng đắn đo và trả lời: “Thần cho tôi thời gian để suy nghĩ nhé!”.

- Được thôi. Từ đây đến chiều ngươi phải nghĩ ra đấy.

Chàng đi dọc theo bãi biển và suy nghĩ. Trên đường đi chàng gặp một đám trẻ con hồn nhiên, vô tư chơi đùa say mê. Nhìn những gương mặt thiên thần, chàng thấy cuộc đời mới đẹp làm sao. Đi tiếp, chàng gặp một chàng trai trẻ liều mình cứu những người nghèo khổ thoát khỏi một nhóm trộm cướp. Tấm lòng nghĩa hiệp đó khiến chàng khâm phục.

Chàng lại tiếp tục đi và thấy một đám đông vây quanh một cụ già. Thì ra có một con cá voi mắc cạn trôi dạt vào bờ. Mọi người định giết nó để lấy thịt bán. Cụ già nói: “Những gì thuộc về biển cả hãy trả về cho biển cả”. Thế là chú cá voi được cứu sống.

Hoàng hôn buông xuống. Vị thần hiện ra hỏi: “Ngươi đã nghĩ ra chưa?”. Chàng trai trả lời: “Vâng, xin thần hãy ban cho tôi sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ; một trái tim nghĩa hiệp, dũng cảm của tuổi trẻ và một tấm lòng nhân ái, vị tha của người từng trải”.

Vị thần nói: “Hỡi chàng trai, ngươi làm ta bất ngờ đấy, bởi vì ngươi đã nhận ra những thứ quí giá nhất của cuộc đời”.

Chuyện Đồng Thoại

Người cha nọ ban đêm về nhà vẫn còn phải làm việc, nhưng cô con gái nhỏ của ông lại một mực đòi phải chơi với nó. Người cha tìm kế hoãn binh, sẵn trên bàn có cuốn tạp chí, ông bèn xé tờ giấy in hình bản đồ thế giới đưa con gái xem, đoạn tiếp tục xé thành mảnh nhỏ và bảo nó, hãy sắp xếp trở lại như cũ, ra hình hài toàn cầu, nếu đúng, cha sẽ bỏ việc, chơi với con.
Người cha hí hửng phen này đã lừa được cô con gái chưa đến tuổi mẫu giáo, nó làm sao mà nhận biết nổi năm châu bốn biển để xếp những mảnh vụn đó thành tấm bản đồ thế giới kia chứ. Nào ngờ, chưa tới 10 phút, cô bé liền nộp "bài thi", người cha kinh ngạc vì chẳng sai tí nào, trời ơi! Con gái tôi thông minh quá. Hóa ra, ở mặt sau của tấm bản đồ là hình một minh tinh điện ảnh. Xếp đúng khuôn mặt của mỹ nữ này, tất nhiên dễ dàng vô cùng, đồng thời cũng giải quyết xong đề bài cho cha.

Bất tử

Một ông già và một thiếu nữ sóng bước bên nhau.

Có một chút kỳ lạ ở họ. Họ nép mình vào nhau như thể là tình nhân, cứ như không cảm thấy khoảng cách sáu mươi năm tuổi đời của họ.

Ông già thì lãng tai. Nào có nghe rõ lời cô gái. Nàng mặc chiếc váy hakama màu hạt dẻ với một manh kimono tím trắng vẽ hoa văn mũi tên rất đẹp. Tay áo dài tha thướt. Còn ông già thì ăn mặc như một thôn nữ đang cắt cỏ trên đồng dù không quấn xà cạp. Tay áo hẹp và quần bó quanh mắt cá chân trông giống xiêm y nữ. Quanh eo lưng gầy thì áo trở nên thùng thình.

Họ băng qua sân cỏ. Một tấm lưới thép cao đứng chắn trước họ. Đôi tình nhân ấy dường như không nhận thấy rằng họ sẽ đi thẳng vào trong lưới nếu như họ cứ bước song hành. Chân họ chẳng dừng, mà đi xuyên qua tấm lưới như một làn gió xuân.

Đã bước qua rồi, cô gái mới để ý đến tấm lưới. Nàng nhìn ông già: “Shintarô, anh cũng đi xuyên lưới được à?”. Ông già không nghe nàng nói gì, chụp lấy tấm lưới thép: “Cái đồ chết tiệt này!”. Ông lay mạnh tấm lưới, đến nỗi lưới lôi ông ngã lăn kềnh. “Coi kìa, Shintarô! Sao thế này?”. Cô gái choàng tay đỡ ông đứng lên. Nàng bảo: “Buông lưới đi… ôi, anh nhẹ quá!”. Ông già cuối cùng cũng đứng dậy được, hổn hển nói: “Cám ơn em”. Ông nắm lấy tấm lưới lần nữa, nhưng bằng một bàn tay nhẹ nhàng. Đoạn, cất cao giọng theo kiểu người điếc: “Anh đã từng nhặt bóng bên tấm lưới hằng ngày. Trong suốt mười bảy năm ròng”. “Mười bảy năm là dài ư?… ngắn thôi mà”. “Người ta vụt bóng tùy thích. Bóng mà đập vào lưới thép thì gây tiếng vang khủng khiếp. Nghe mà rùng mình. Vì tiếng động đó mà anh hóa điếc. Đó là một tấm lưới thép bảo vệ cho các tay chơi bóng ở sân luyện tập. Khung lưới có bánh xe ở đáy để tiện di chuyển tới lui hay kéo sang phải, trái. Sân luyện tập và sân quần gần đó, cách nhau mấy cụm cây. Trước đây, đó là cả một cánh rừng có biết bao nhiêu là loại cây cỏ, nhưng bị đốn hạ cho đến khi chỉ còn một hàng cây lệch lạc”.

Hai người đi tiếp, bỏ xa tấm lưới phía sau. “Nghe tiếng biển reo mà nhớ bao kỷ niệm đẹp”. Muốn ông già nghe được những lời ấy, cô gái áp miệng vào sát tai. “Em nghe tiếng biển reo”. Ông già nhắm mắt lại. “Gì thế? A, Misako. Hơi thở êm dịu của em. Cứ như ngày xưa”. “Anh không nghe biển reo à? Nó không làm anh nhớ những kỷ niệm yếu dấu sao?”. “Biển… em nhắc đến biển? Những kỷ niệm yêu dấu? Biển đã dìm chết em cơ mà, làm sao mang lại những kỷ niệm yêu thương?”. “Được chứ anh. Đây là lần đầu em trở lại quê nhà sau năm mươi lăm năm trời. Và anh cũng trở về đây. Chuyện ấy đã gợi nên bao kỷ niệm”. Ông già không nghe được lời nàng, nhưng nàng cứ nói tiếp: “Em vui là em đã tự trầm mình. Chính vì thế mà em nhớ anh mãi mãi, hệt như đúng lúc em trầm mình. Hơn nữa, những kỷ niệm em có ở tuổi mười tám vẫn nguyên vậy. Anh mãi mãi trẻ trung đối với em. Và em cũng vậy đối với anh. Nếu em đã không chết đuối và rồi anh về làng hôm nay gặp anh, em đã là một bà lão. Chán lắm. Em không muốn anh nhìn thấy em như thế đâu”.

Và ông già nói. Đó là một độc thoại của người điếc. “Anh đã lên Tokyo nhưng thất bại với đời. Và giờ đây, già yếu mà quay về làng. Có một cô gái đau buồn vì chia cách, đến nỗi trầm mình trong biển. Chính vì thế anh đã xin làm ở một sân luyện tập nhìn ra biển. Van xin nài nỉ người ta nhận vào… dẫu chỉ vì thương xót”. “Mảnh đất mà ta đang đi là khu rừng mà trước đây đã từng thuộc về gia đình anh đấy”. “Anh chẳng biết làm gì ngoài nhặt bóng. Nhặt đến đau nhức cả lưng… Nhưng có một cô gái đã tự tử vì anh. Có vách đá ngay bên mình, vì thế chỉ cần đảo mình là nhảy qua nó. Anh đã từng nghĩ thế”. “Không. Anh phải tiếp tục sống. Anh chết thì còn ai trên đời nhớ đến em. Em sẽ phải chết hoàn toàn”. Cô gái dựa sát ông. Ông già không nghe được lời nàng, song ôm giữ nàng. “Thế đấy. Chúng ta cùng chết với nhau đi. Lần này… em tìm đến anh, phải không?”. “Cùng nhau. Nhưng anh phải sống. Sống vì em, Shintarô”. Nàng hổn hển khi nhìn qua vai ông. “Ôi, những cây lớn kia vẫn còn đó. Đủ cả ba… y như ngày xưa”. Cô gái đưa tay chỉ và ông già quay mắt về cụm cây lớn. “Bọn chơi quần vợt rất sợ đám cây đó. Họ bảo đốn chúng. Khi họ vụt một quả bóng, họ nói rằng nó lượn vèo về bên phải như thể bị ma lực của đám cây đó hút nó”. “Họ chết đúng hạn kỳ - trước đám cây kia. Cây thì đã hàng trăm tuổi rồi. Người chơi quần vợt nói thế mà không hiểu khoảng đời quá ngắn ngủi của con người”. “Đấy là những cây mà tổ tiên anh đã trông nom hàng trăm năm. Vì thế anh đã bắt người mua đất hứa rằng không đốn hạ chúng”. “Đi thôi”. Cô gái kéo bàn tay ông già. Họ chập chờn đi về phía đám cây ấy. Cô gái dễ dàng đi xuyên thân cây. Và ông lão cũng làm như thế. Nàng nhìn ông ngạc nhiên. “Sao? Anh chết rồi à, Shintarô? Anh? Anh chết khi nào?”. Ông không đáp lời. “Anh đã chết… phải không? Vậy sao em không gặp anh trong thế giới người chết kia chứ. Thôi thì xin anh thử đi xuyên qua cây lần nữa xem có chết thật không. Nếu như anh chết rồi thì ta đi vào cây mà ở lại đó”.

Họ biến mất vào trong cây. Ông già lẫn cô gái không trở ra nữa. Màu chiều bắt đầu trôi xuống những cây non đằng sau đám cây lớn. Bầu trời xa kia chuyển sang màu đỏ nhạt nơi trùng dương đang hát.

Kawabata Yasunari
Nhật Chiêu dịch từ tiếng Nhật

Saturday 8 August 2009

Hai thiên thần du ngoạn

Hai thiên thần đi chu du duới hình dạng của những người nghèo khó dừng chân ở một ngôi nhà khá giả. Hai thiên thần xin gia đình kia cho ở lại nhờ qua đêm nhưng gia đình đó rất khiếm nhã, tỏ vẻ khó chịu và bảo hai thiên thần vào nhà kho mà ở. Khi hai thiên thần dọn dẹp chỗ ngủ trên sàn lạnh, thiên thần lớn tuổi hơn trông thấy một lỗ trên sàn nhà và ra tay sửa lại nó. Thiên thần nhỏ hơn hỏi tại sao, thiên thần lớn trả lời : Mọi việc không phải luôn luôn như chúng ta thấy !

Đêm hôm sau, hai thiên thần lại dừng chân ở một gia đình nghèo và xin ở lại qua đêm. Hai vợ chồng bác nông dân túng thiếu về tài sản nhưng có thừa lòng hiếu khách nên đã mời hai thiên thần bữa ăn đạm bạc và mời họ ngủ trên giường.

Sáng sớm hôm sau, hai thiên thần thấy hai vợ chồng bác nông dân buồn rười rượi. Con bò duy nhất cung cấp sữa cho gia đình họ đã chết. Thiên thần nhỏ tuổi hết sức sửng sốt về việc đó và kết tội : "Gia đình thứ nhất rất giàu có thì người lại giúp họ. Gia đình này nghèo khó và hiếu khách thì ngài lại bắt con bò của họ phải chết".

"Mọi việc không phải luôn như chúng ta thấy" - Thiên thần lớn chỉ nói vậy.

Khi hai thiên thần lại tiếp tục lên đuờng, thiên thần lớn mới nói : "Khi chúng ta ở trong nhà kho của gia đình giàu có, ta để ý thấy có một kho vàng dưới cái lỗ ở nền nhà kho, nhưng chủ nhà lại thô lỗ và keo kiệt nên ta hàn cái lỗ đó lại, họ sẽ không bao giờ tìm đuợc vàng. Còn tối qua khi chúng ta đang ngủ trên giường nhà bác nông dân nghèo, thần chết đã tới và nói phải đem vợ bác nông dân đi. Ta đã đua con bò của nhà bác nông dân ra thay thế, và may mắn là thần chết đã chấp nhận con bò. Mọi thứ không phải luôn như chúng ta thấy !"

Lời bình: Thế đấy, mọi chuyện nếu như nghe bằng tai và thấy bằng mắt chưa hẳn đã là sự thật. Hãy lắng nghe và nhìn bằng trái tim và lý trí, như thế mới rõ được sự thật là thế nào.

Những trang giấy trắng

Một buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì hình ảnh trước mặt: bên một đống lửa đang cháy, một bà già ngồi cuộn mình trong chiếc mền, chậm rãi lật từng trang một cuốn sách.

Cô gái cố trấn tĩnh, tiến lại gần bà lão và hỏi: "Bà từ đâu tới? Chỉ mới đây thôi, cháu không hề thấy bà? Bà làm cách nào mà đã nhóm được đống lửa này một cách nhanh chóng như vậy?". Với giọng nói chậm rãi và rõ ràng, bà lão đáp, không nhằm vào câu hỏi của cô gái: "Hãy ngồi xuống đây với ta, con gái. Ta có cái này cho con xem".

Cô gái ngồi xuống bên đống lửa, đón nhận cuốn sách từ tay bà lão thần bí. Cô tò mò lật giở cuốn sách và vô cùng sửng sốt khi đọc thấy những dòng chữ viết về cuộc đời mình, về tất cả những gì diễn ra với cô từ khi mới sinh ra cho đến lúc này. Cô đã đọc hết trang sách viết về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa mình và bà lão bên đống lửa trên bãi biển vắng này. Lật sang trang tiếp theo, nhưng nó là trang giấy trắng. Cô vội vã tìm kiếm ở những trang còn lại, nhưng cũng không có một chữ nào, chúng hoàn toàn là những trang giấy trắng. Vô cùng hoang mang, với ánh mắt cầu cứu, cô nhìn bà lão:

- Điều này có nghĩa là cuộc đời cháu sẽ kết thúc tại đây, ngay lúc này?

- Không, con gái. Nó có nghĩa là từ đêm nay, cuộc sống của con mới bắt đầu.

Trong chốc lát, bà lão cầm lại cuốn sách, bắt đầu xé từng trang, từ trang đầu tiên với những dòng chữ về cuộc đời cô gái từ khi mới được sinh ra, đưa chúng về phía ngọn lửa, để cho lửa liếm cho đến lúc thành than. Bà lão đốt cho đến hết những trang giấy có chữ mà cô đã đọc. Xong xuôi, bà đưa cho cô gái phần còn lại của cuốn sách, toàn bộ là những trang giấy trắng:

- Con xem, sóng đã xóa hết dấu chân của con trên cát. Quá khứ của con không bao giờ trở lại, không bao giờ. Chỉ có hiện tại mới là thực tế. Mỗi khoảnh khắc hiện tại đều là một sự bắt đầu của cuộc đời con và chính là cuộc sống mà con cần nắm giữ. Không có sự trở lại lần thứ hai, mỗi giây phút hiện tại. Quan trọng hơn tất cả, mỗi ngày mới đều mang đến cho con một cơ hội để yêu, để sống và cơ hội đó không bao giờ trở lại lần thứ hai. Tương lai của con, con được tự do lựa chọn theo ước mơ của chính con. Và trên những trang giấy còn trắng này, chính con là người viết tiếp những dòng chữ về cuộc đời con.

Rồi, cũng đột ngột như khi xuất hiện, bà lão cùng đống lửa biến mất trong bóng đêm...

Cuộc đời của bạn và của tôi cũng giống như cô gái trẻ nọ và tất cả mọi người - quá khứ là những gì chúng ta đã viết trên cát, sóng sẽ xóa đi tất cả; tương lai là những gì chính ta sẽ viết trên những trang giấy trắng, từ hôm nay, ngay giờ phút hiện tại này. Viết gì đây, cho cuộc đời của chính mình…

Sao nến của con bị tắt ?

Một người đàn ông có một cô con gái nhỏ. Tất cả tình yêu thương của mình ông ấy đều dành cho con. Ông ấy sống vì con và đứa con gái duy nhất chính là cuộc sống của ông ấy.

Khi cô bé bị bệnh, một căn bệnh nan y, ông ấy đã đi tìm, ở tất cả những nơi mà ông biết, những bác sĩ tốt nhất để nhờ chữa bệnh cho con. Nhưng tiếc thay, những cố gắng bằng tất cả sức lực và tình yêu thương của ông không được đền đáp, cô bé đã không thể qua khỏi. Mất con, người cha hoàn toàn suy sụp. Ông trở thành một kẻ ẩn dật, tự nhốt mình trong nhà, xa lánh tất cả bạn bè và người thân, khước từ mọi cố gắng động viên an ủi ông của họ. Cho đến một đêm, ông đã có một giấc mơ...

Ông thấy mình ở trên Thiên đường, được tận mắt chứng kiến một cuộc hội ngộ của các thiên thần nhỏ. Mỗi thiên thần nhỏ, trong bộ áo choàng màu trắng, cầm trên tay một ngọn nến được đốt cháy, diễu hành thành hàng và ông thấy họ cứ đi tới đi tới, dường như là vô tận. Ông chăm chú vào một thiên thần nhỏ khi thấy ngọn nến trên tay cô ấy không sáng. Rồi ông kinh ngạc nhận ra đó chính là đứa con gái nhỏ của ông. Vội vã đi về phía cô bé, trong khi đám rước vẫn tiếp tục đi tới, ông đã ôm được con gái trong tay, vuốt ve thân hình mỏng mảnh của cô bé và hỏi: "Tại sao vậy, con gái yêu, tại sao ngọn nến của con lại không sáng?". "Thưa cha, chúng thường xuyên được châm lại lửa, nhưng rồi lại bị nước mắt của cha dập tắt".

Người cha tỉnh giấc. Nhưng ông nhớ như in những gì đã diễn ra trong giấc mơ, và ông hiểu ông cần làm gì. Từ giờ phút đó, ông không còn là một kẻ ẩn dật nữa. Ông hòa mình trong cuộc sống giữa mọi người một cách vui vẻ, bên những người bạn xưa và những người họ hàng thân thích. Ông không muốn ánh lửa ngọn nến trên tay đứa con gái yêu thương của mình - một thiên thần bé nhỏ nơi Thiên đường - lại bị tắt vì nước mắt của ông nữa.

Tình yêu không bao giờ mất đi, kể cả khi bị chia ly bởi sự sống và cái chết. Những vui, buồn, việc hay, điều dở của một người sẽ luôn là một phần tác động đến người mà họ yêu thương, cho dù người đó không còn tồn tại trên trái đất này...

Wednesday 29 July 2009

Chong chóng và gió

gió nhẹ, chong chóng quay. . .
" Cậu lúc nào cũng quay mãi thế à? " Chợt gió hỏi chong chóng.
" ừ, có lẽ vậy!! " chong chóng đáp. " Vì cậu thổi nên tớ phải quay! "
" Vì tớ sao?? " gió ngạc nhiên.
" Vì cậu. Vì cậu mà tớ quay, cũng vì cậu mà tớ sống. " chong chóng trả lời. " Nếu tớ không quay thì tớ là một cái chong chóng chết!! "
" Nếu. . . nếu có một ngày. . . tớ không ở bên cậu nữa. . . " gió ngập ngừng.
" Tớ không biết. Trên đời này có vô vàn ngọn gió và vô vàn chong chóng. Bình thường thì chong chóng cần gió. gió như là nguồn sống của chong chóng. chong chóng thiếu gió, chong chóng không còn sức sống nhưng gió thiếu chong chóng thì gió vẫn vậy. " chong chóng nhẹ nhàng trả lời gió.
" ừhm. Có lẽ!! " gió đáp, với tất cả sự thờ ơ.
chong chóng hiểu hết tất cả. Rằng một ngày kia, gió sẽ chán chong chóng. Rằng chong chóng sẽ già đi theo thời gian nhưng gió thì không. Rằng ngày đó đã sắp đến rồi. chong chóng thở dài. chong chóng sắp già mất rồi. Hai ngày, chong chóng không được gặp gió. Có lẽ là chong chóng nhớ gió. Rồi. . . Trời gió lên, chong chóng quay. . . gió đến rồi!! gió vẫn thế, vẫn thờ ơ và vô tình. Chong chong nhìn gió, không tin vào mắt mình. gió, là gió. . . Nhưng đáp trả lại sự nhiệt tình của chong chóng chỉ là một làn gió nhẹ, đủ để chong chóng rung động.
" Tớ phải đi! " Đột ngột gió lên tiếng.
" Cậu phải đi à?? Cậu đi đâu!?? " chong chóng hỏi, trong hoảng loạn.
" Xa lắm, họ rủ tớ đi, các cơn gió khác!! Chúng tớ phải đi, vì sắp đến mùa khô rồi!! "
" Thật sao?? " Điều chong chóng lo sợ cuối cùng cũng tới. " Cậu có về không!!? "
" Thế cậu có đợi không? " gió hỏi lại.
" Tớ đợi. Chỉ cần cậu nói có về là tớ tin cậu có về!! " chong chóng lúc nào cũng vậy, lúc nào cũng có niềm tin tuyệt đối vào người khác.
" ừh. Nếu cậu đợi thì tớ sẽ về!! " gió đáp.
" Cậu sẽ về thật chứ?? Khi nào thì cậu về?? "
" Nhanh thôi, khoảng năm mười ngày gì đó!! " gió trả lời. " Tin tớ nhé!? "
" Tớ tin cậu, cậu đi đi!! Tớ sẽ chờ!! Cậu sẽ về, sẽ mang cho tớ bông hoa màu tím chứ?? " chong chóng nói, lòng lại nhen lên niềm hy vọng.
" Chắc chắn!! Hoa màu tím nhé!! " gió khẽ cười.
chong chóng không nói gì cả, chỉ biết lặng nhìn gió đi.
Rồi gió đi. chong chóng ở lại và chờ đợi. Chờ mỏi mòn. Một ngày, hai ngày. Một tuần, hai tuần. Rồi một tháng, hai tháng. gió vẫn không về. chong chóng vẫn đợi. chong chóng tin gió. Tin vào lời hứa của gió. Năm đó, khô hạn, nắng nóng. Trời lặng không chút gió. Mọi người đã đi đến vùng khác. Riêng chong chóng vẫn ở mãi nơi này. chong chóng sợ nếu mình đi thì khi gió quay về sẽ không gặp. chong chóng sợ không gặp được gió.
Cậu ấy sẽ về!! Cậu ấy hứa rồi mà!! Cậu ấy bảo nếu mình đợi thì cậu ấy sẽ về!!
Mình phải tin vào cậu ấy!! Cậu ấy không lừa mình!! Cậu ấy không nói dối!!
Phải tin, ai nói gì mình mặc kệ!! Cậu ấy sẽ về!! Phải tin tưởng!! Phải tin. . .
Cứ thế, chong chóng đã đợi hơn mười năm!! chong chóng vẫn cứ tin, chong chóng vẫn cứ đợi, chong chóng vẫn cứ hy vọng!! Màu vàng cam ngày xưa, giờ chỉ là một màu bàn bạc, màu của thời gian, màu của sự chờ đợi. Nhưng chong chóng vẫn đợi!!
Rồi một ngày kia. Đã có người phát hiện ra chong chóng. Là một cơn gió. Trời gió lên, chong chóng quay. . . gió!? chong chóng quay, chong chóng lại tràn đầy sức sống nhưng. . . đó không phải là gió, chỉ là hơi từ miệng một cô bé. " gió ở đâu?? " chong chóng tự hỏi. Có lẽ gió đã quên chong chóng rồi, có lẽ bây giờ gió đang ở bên một chong chóng nào khác. Có lẽ là thế. Nhưng. . . gió đã hứa là sẽ về với chong chóng rồi kia mà. Cô bé vẫn đang thổi. chong chóng quay nhưng chong chóng không hạnh phúc. Đây không phải là gió của chong chóng. Đây không phải là cơn gió mà chong chóng đã chờ đợi suốt mười năm. gió của chong chóng khác, gió của chong chóng tuy vô tình nhưng khi làm chong chóng quay lại có cảm giác khác. Không, không phải!! Không phải gió của chong chóng. chong chóng không muốn quay vì cô bé. chong chóng chỉ muốn quay vì gió thôi. Nhưng cô bé cuối cùng cũng vứt bỏ chong chóng như cơn gió kia đã từng làm hồi mười năm trước.
chong chóng lại trơ trọi một mình. Lại tiếp tục héo hon vì chờ đợi. Lại tiếp tục hy vọng vài lời hứa của gió. Mười năm rồi. chong chóng cứ thế chờ đợi trong vô vọng. chong chóng chỉ mong gặp được gió, dù chỉ một lần thôi cũng được. Gặp để lòng chong chóng thôi day dứt. Ngày ấy chong chóng không dám nói. chong chóng sợ. . .
gió à!! Cậu về đi!! Tớ vẫn đang chờ cậu!! Vẫn đang chờ!!
Tớ nhớ cậu lắm!! Cậu đang định bỏ rơi tớ đấy à??
Đừng làm vậy nhé!! Bỏ rơi người khác là không tốt đâu!!
Liệu có ai hiểu tại sao gió lại bỏ chong chóng?? gió sợ, sợ tính cách ương bướng, thích cái mới của mình làm chong chóng tổn thương. Nhưng gió làm vậy đã để chong chóng tổn thương nặng nề hơn. gió đã làm chong chóng phí hoài cả đời mình để chờ đợi. gió ác lắm!! chong chóng vẫn tin gió, chong chóng không trách gió, chong chóng có một niềm tin mãnh liệt.
gió có vị gì nhỉ?? Không ai biết.
gió có màu gì nhỉ?? Không ai biết.
gió có mùi gì nhỉ?? Không ai biết.
Nhưng chong chóng biết. gió có vị mặn của nước mắt chong chóng. gió có màu bạc của thời gian và sự chờ đợi. gió có mùi máu đang rỉ ra từ trái tim chong chóng.
chong chóng không dám thừa nhận mình đã yêu gió. Nhưng đó vẫn là sự thật. chong chóng yêu gió. chong chóng chờ gió là để nói ra điều này để thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn. Mục tiêu của chong chóng chỉ có vậy. chong chóng không dám mơ đến gió. chong chóng không cần gió yêu chong chóng. chong chóng chỉ cần gió về thôi. Liệu chong chóng có đòi hỏi cao quá không?? Mười năm sống trong hy vọng, mười năm con vịt cứ nghĩ mình là thiên nga, mười năm ảo tưởng, mười năm sống như người mộng du đã làm chong chóng không còn chút sức lực nào nữa. Chong chong không chịu nổi cái cảm giác ngột ngạt này nữa rồi.
Không!! Mình phải sống, mình phải đợi!! gió sẽ về!! Sẽ về mà!!
Đã hứa!! gió không nuốt lời đâu!!
Nghe này chong chóng!! Yêu thương là tin tưởng!!
chong chóng yêu gió thì chong chóng phải tin gió chứ!!
gió sẽ trở lại!! Chút nữa thôi!! Cố lên nào chong chóng!!
Trời gió lên, chong chóng quay. . .
gió, là gió!! Là cơn gió đó!! gió về rồi!! chong chóng lại quay, chong chóng hạnh phúc!!
" Dối trá!! Cậu bảo chỉ năm mười ngày!! " chong chóng nghẹn ngào.
" Xin lỗi, tớ. . . "
" Đừng xin lỗi!! " chong chóng hét lên. " Tớ không tha thứ cho cậu đâu!! Bây giờ và mãi mãi!! "
" Nghe tớ giải thích, chong chóng!! Chấp nhận lời xin lỗi của tớ đi!! Tớ thực sự muốn quay lại với cậu nhưng sức khỏe của tớ không cho phép!! Tớ không thể đi đoạn đường xa như vậy để về với cậu được, gần 400 km!! Tớ cũng nhớ cậu lắm!! Tớ. . . tớ cần cậu chấp nhận lời xin lỗi này!! "
" Cậu bỏ tớ hơn mười năm, rồi bay giờ trở về xin lỗi là xong hết sao?? "
" Tớ đã thực hiện lời hứa với cậu rồi mà!! " gió yếu ớt đáp.
" Lời hứa!? Thế cậu có nhớ cậu hứa gì không?? "
" Tớ không còn nhiều thời gian nữa!! Tớ không biết có thể tìm cho cậu bông hoa màu tím không!! Tớ sẽ cố!! Nhưng sợ không kịp!! Tớ sắp chết rồi!! " gió nói, nhẹ nhàng như tuyết rơi.
Hả?? Cái gì?? Không còn nhiều thời gian nữa!? Sợ không kịp!? Sắp chết??
chong chóng không tin!! Không phải!! Sao gió có thể chết được!?
" Cậu . . . mà chết thì tớ phải làm sao!? "
" Xin lỗi, tớ thực sự không muốn bỏ lại cậu một mình trên cuộc đời này!! Nhưng. . . " gió nói mà cố không để giọng mình khác đi.
" Cậu mà bỏ rơi tớ là không bao giờ tớ tha thứ cho cậu đâu!! " chong chóng hét, giọng lạc đi. " Tớ yêu cậu!! "
" Trước đây tớ luôn phân vân liệu cậu có yêu tớ không!! Bây giờ thì tớ xác định được rồi!! Tớ về không uổng phí!! Bông hoa màu tím, tớ sẽ tìm, chờ nhé!! "
" Không!!! Tớ không để cậu đi đâu!! Tớ sợ lắm!! Cậu đừng để tớ lại một mình, tớ sợ lắm!! " chong chóng nói trong nước mắt.
" Tớ không bỏ cậu đâu!! Tớ đã về rồi kia mà!! Một chút thôi!! Về ngay!! " gió khẽ hôn lên chong chóng. Rồi lại đi. Rồi lại bỏ chong chóng.
Chỉ còn lại một mình chong chóng. chong chóng không thể giữ chân được gió. gió quen tự do rồi.
Cơn gió không dừng chân nơi đây. . .
Xin lỗi cậu nhiều lắm. chong chóng!!! Tớ không muốn cậu đau khổ vì tớ!!
Trên đời này còn nhiều cơn gió nữa mà!! Đâu phải chỉ có tớ là gió!!
Đừng khóc, thấy cậu khóc tớ đau lòng lắm!! Cậu đừng khóc!!
Đừng vì tớ mà đau khổ, đừng vì tớ mà làm bất kì chuyện gì dại dột!!
Tớ không muốn cậu thấy tớ chết!!
Tớ sẽ chịu đau khổ một mình!! Tớ sẽ không để cậu tổn thương lần nữa đâu!!'
Xin lỗi cậu, vì tất cả những gì tớ có lỗi!!
chong chóng lặng nhìn gió!!
Cậu về để làm gì?? Cậu ác lắm!! Cậu làm vậy sao tớ vui được!?
Thà cậu nói cậu ghét tớ, thà cậu nói cậu đã có chong chóng khác!!
Thà là vậy!! Có lẽ tớ dễ chịu hơn bây giờ!!
Chứ bây giờ lòng tớ đau lắm cậu biết không??
Một câu nói dối như ngày xưa để tớ tiếp tục sống vui vẻ đối với cậu khó lắm sao??
Chỉ là một câu nói để tớ yên lòng thôi mà!! Không được sao...

Tình yêu là cốc nước trắng

Một chàng trai đưa cô bạn gái thân vào quán uống nước. Sau khi người phục vụ đặt hai cốc nước trắng lên bàn và đợi thì cô gái chợt đặt ra một câu hỏi:
- Đố bạn Tình yêu là gì…
Chàng trai mỉm cười quay sang cô phục vụ và nói:
- Chị cho em một ấm trà, một cốc cà phê đen, một cốc cà phê sữa, một ly rượu vang và một ly champagne.
Sau khi mọi thứ đã được mang ra, chàng trai lấy ấm trà và uống chén đầu tiên. Anh ta nói:
- Tình yêu như ấm trà này. Khi ta uống nước đầu sẽ rất đậm đà, nước thứ hai sẽ dìu dịu thanh thanh. Còn nước thứ ba thì sao…
Tình yêu không như ấm trà bởi sau nước thứ ba ấm trà sẽ không còn hương vị ban đầu.
Anh ta lại nhấp một ngụm cà phê đen và nói:
- Tình yêu mang hương vị của cốc cà phê này. Lúc đầu có thể phải trải qua vị đắng nhưng dần dần vị ngọt và thơm sẽ ngấm dần vào mỗi người.
- Nhưng tình yêu không như cốc cà phê sữa. Uống cà phê sữa ta sẽ cảm thấy ngay vị ngọt, vị ngọt của nó đến rất nhanh và đi rất nhanh. Còn tình yêu không như vậy.
Dứt lời anh ta đổ cốc cà phê ấy đi và nói:
- Tình yêu như ly rượu này, nó thật nồng nàn, ấm áp và êm đềm.
Anh ta lại uống ly champagne.
- Không! Tình yêu không thể là thứ nước khai vị chua loét này được.
Chàng trai lo lắng vì không tìm được câu trả lời. Bất chợt anh ta nhìn thấy cốc nước trắng trên bàn. Anh ta reo lên.
- Đúng rồi, hãy nhìn cốc nước kia, nó thật tinh khiết và giản dị. Rượu, cà phê và trà cũng phải bắt nguồn từ nước. Tình yêu cũng như vậy, cái nồng nàn, ngọt ngào, êm đềm và cay đắng cũng phải xuất phát từ lòng chân thành và những điều giản dị nhất. Bạn ạ !
Cô gái ngồi im, đôi mắt mở to. Và rồi cô từ từ nhấc ly nước lên và từ từ đặt vào tay chàng trai. Chàng trai đã hiểu rằng, anh ta đã có một câu trả lời đúng…

(sưu tầm)

Bát canh nước trong rau biếc

Anh mở cửa rồi nhìn sang phòng khách, không thấy chị ở đó. Anh mỉm cười, đi vào bếp, quả nhiên chị đang đảo cơm trong nồi. Anh ngửi thấy mùi cơm thơm, rất thơm. Điều lạ là ở nơi khác, hầu như anh chưa ngửi thấy mùi cơm thơm như thế bao giờ.
Anh rửa tay, ngồi vào bàn ăn. Chị bưng lên hai đĩa nhỏ có hoa xanh, một đĩa đựng mười mấy con ốc hạt mít, một đĩa đựng rau non mỡ, trong trong. Cuối cùng chị bưng lên một âu sành nhỏ, đây mới chính là món anh mong chờ nhất. Lập tức anh mở nắp âu ra xem, trong đó có trắng có xanh, có đỏ, trông thật vui mắt.
Anh tự múc trong âu ra nửa bát canh. Nước canh trong, không có váng mỡ, xanh là rau cải, trắng là đậu phụ, lại còn dăm ba hạt câu kỷ đỏ. Mùi vị canh tuyệt hảo, bảo chay tịnh thì lại rất đậm đà, bảo đậm đà thì lại rất thanh đạm, bảo thanh đạm thì lại rất ngọt ngào. Bát canh chẳng khác gì có đoá phù dung nổi trên mặt nước trong, đầy vẻ thiên nhiên. Chỉ húp một ngụm thôi đã thấy các giác quan bị tê liệt cả một ngày bỗng dưng thức tỉnh, vẻ mặt anh cũng biến đổi theo. Dường như vỏ bọc mỏng trên mặt đã bị vỡ tan, tất cả các thớ thịt, tất cả các nếp nhăn đều duỗi ra... thật là một món canh ngon tuyệt! Nó khác hẳn các bữa tiệc anh phải thù tiếp - tiệc công việc. Loại tiệc như thế không bao giờ có cơm. Lúc nào cũng quá nhiều chất béo, quá nhiều vị nồng cay làm cháy cả cổ, lưỡi hầu như tê dại.
Anh húp liền hai bát canh rồi mới ăn cơm, cứ một con ốc hạt mít lại một gắp rau, một đằng béo, một đằng giòn, đều là những món trôi cơm. Bát cơm hết veo lúc nào cũng chẳng hay, nhưng anh không xới thêm mà chỉ nhấm nháp một lưng canh nữa, sau đó anh đặt bát xuống, mỉm cười với chị:
- Em nấu sao được món canh này? Ai cũng bảo tiệm ông Vương Già có món canh ngon, nhưng theo anh thì canh ở tiệm ấy cũng không ngon bằng canh nhà nấu.
- Nói ra thì... Kỳ thực rất đơn giản, nhưng phải có lòng kiên trì.
Sau này nhiều lần anh thấy luyến tiếc cuộc sống lúc đó. Cuộc sống thật yên bình. Cảm giác thật tuyệt khi ngồi vào bàn ăn đợi vợ bưng chiếc âu sành lên, màu sắc đẹp mắt khi mở nắp âu ra.
Anh đã kết hôn mười bảy mười tám năm rồi. Vợ anh là bạn thời học đại học, là mối tình đầu. Ra trường hai năm, họ làm lễ cưới và chẳng bao lâu đã có con. Thằng bé chẳng những học vào loại ưu mà còn rất xinh trai, bởi vì chị là hoa khôi của trường, chẳng cần trang điểm cũng đáng yêu. Vì thế nên anh không dễ bị sắc đẹp đàn bà làm kinh động. Vả chăng anh cũng biết sắc đẹp của phụ nữ bây giờ phần lớn nhờ vào mỹ phẩm.
Nhưng sự xuất hiện của Đô Đô là một việc hoàn toàn bất ngờ. Lúc đầu anh thấy đó chỉ là cô bé còn chưa trút bỏ được vẻ ấu trĩ, như một bình hoa thuỷ tinh, đẹp và trong suốt, chỉ để ngắm chứ không dùng được bao lâu. Tới khi nhận ra ý đồ của cô bé, anh còn cảm thấy buồn cười. Nếu không phải là nhân viên của anh, cô bé đáng gọi anh bằng chú. Đương nhiên anh cũng thầm lấy làm thích thú. Cô bé chẳng những xinh đẹp mà gia đình cũng không xoàng. Cha là luật sư nổi danh, mẹ là bác sĩ nổi tiếng, gia đình vốn định cho cô sang Đại học Cambridge du học. Một cô bé như thế mà gần gũi đàn ông thì...
Lúc đầu anh thật sự không hề để ý vì cho rằng Đô Đô chỉ bốc đồng nhất thời, hơn nữa anh không thể phá hoại gia đình của mình. Nhiều năm nay, vợ anh xin nghỉ công việc dạy học ở một trường trung học mà chị đang làm rất tốt, chuyên tâm ở nhà giúp chồng, dạy con. Một phụ nữ ngoài bốn chục tuổi, không có sự nghiệp, cũng không có bạn bè, chị sẽ sống sao đây? Huống hồ rất nhiều đàn ông bây giờ sau khi thành đạt đều tìm thú vui mới, bỏ mặc người vợ kết tóc xe tơ. Anh không muốn mình cũng là hạng đàn ông tầm thường. Nhưng con gái thời nay chỉ thích làm theo ý mình. Các cô muốn gì là vừa khóc vừa gào đòi chết. Bình hoa thuỷ tinh Đô Đô vì yêu anh vô vọng nên đặt mình trên vách đá thẳng đứng. Cuối cùng anh đành phải giơ tay đỡ lấy cô ta.
Anh không về nhà ăn cơm nữa. Sau đó cả đến tối cũng không về. Anh bảo anh quá bận, sau đó lại nói anh muốn ở một mình cho yên tĩnh. Chị im lặng hồi lâu. Cuối cùng chị bảo:
- Thôi thế này vậy, khi nào anh muốn về thì gọi điện.
Anh không thích thuê nhà, bảo phải mua một căn hộ trang bị đầy đủ, đồng bộ, từ đồ đạc đến đồ điện. Đô Đô lại không thích, cô bảo kiểu nhà như thế không có phong cách. Cuối cùng cô đưa anh về ở nhà cô. Đô Đô một mình ở căn hộ hai phòng ở, một phòng khách do cha mẹ mua cho. Cô tự trang trí lấy, một phong cách gọn nhẹ, hiện đại nhưng lại là kiểu còn tốn tiền hơn cả bài trí hoa lệ.
Tình yêu mới, nhà ở mới, không khí mới, điên cuồng mới, cả anh cũng thấy mình như đổi mới. Mấy tháng trời qua đi như có cánh bay. Cũng có lúc cả hai thấy đói. Anh là nhân vật của một nửa công chúng, không thể đi ăn hàng ngày ở tiệm, Đô Đô đành phải gọi các tiệm mang đồ ăn tới nhà. Món ăn đưa đến không có canh, họ có lúc uống thay bằng trà Ô Long đóng hộp và thường xuyên hơn là uống Côca Côla.
Dần dần bữa ăn trở thành công việc khổ sai, bởi các món đưa đến trở nên khó nuốt, hơn nữa anh còn phải che giấu, bởi chỉ cần anh tỏ ra không vừa ý là Đô Đô nói ngay: "Em biết anh lại nhớ cuộc sống trước kia rồi chứ gì? Anh thấy hối thì cứ nói toẹt ra đi!".
Chẳng ngờ một hôm, vừa vào qua cửa, anh đã nhìn thấy khuôn mặt ửng hồng vì hưng phấn của Đô Đô. Đô Đô kéo anh vào bếp. Trong bếp là cảnh một siêu thị thu nhỏ sau cơn động đất. Mọi thứ đều rối loạn, cả đến mái tóc của Đô Đô cũng dính một thứ gì đó vàng vàng như mỡ. Tất bật một lúc lâu rồi Đô Đô cũng làm xong. Anh làm ra vẻ không do dự xúc món xúc xích Viên sốt cà chua thêm mười mấy thứ gia vị khác nữa. Ăn xong, anh nói: "Từ nay không cần phải nhiêu khê đến thế. Người giỏi làm cơm thì cho dù chỉ có canh nước trong cải biếc, ăn vào đã thấy sướng!".
Dứt lời, anh lập tức nhận ra mình đã nói một câu không nên nói.
Khi tiếng chuông cửa vang lên, trong một giây, chị tưởng anh trở về, nhưng chị hiểu ngay là không phải. Chị mở cửa, một cô gái trẻ đứng ngay trước mặt chị, da trắng nõn nà. Chị thầm hỏi bằng ánh mắt, cô bé nói: "Em là Đô Đô, bạn của chồng chị!".
Chị hiểu ra ngay. Đô Đô muốn tìm một tình cảm nào đó biểu hiện trên nét mặt chị nhưng không hề có. Cô ấy đi vào đề:
- Hôm nay em đến đây, một là muốn thấy chị là người như thế nào, hai là muốn được chị cho ăn cơm chị nấu. Anh thường khen chị nấu món đơn giản nhất cũng thành được món ngon nhất nên em tò mò.
Chị dường như cảm thấy khó nghĩ, lát sau mới nói:
- Thế thì cô ăn tạm bữa cơm xoàng vậy.
Chị dọn ra một bát cơm, hai đĩa thức ăn nhỏ và một cái âu sành. Đô Đô mở âu sành, múc một bát canh, húp một ngụm rồi chẳng cần suy nghĩ đã reo "Oa!". Cô ngờ vực nhìn chị:
- Đây chính là món canh nước trong rau biếc hay sao?
- Anh ấy gọi như thế! - Chị đáp.
- Chị có thể cho em biết canh này nấu như thế nào không?
Chị dường như khẽ trút một tiếng thở dài, sau đó mới nói:
- Phải chuẩn bị nhiều thứ đấy. Sườn ngon, giămbông Kim Hoa, gà cỏ Tô Bắc, tôm tươi Thái Hồ, măng núi Mạc Can, sò tươi, nấm hương, đến mùa cua thì mua cua hồ Dương Trừng, chặt làm đôi, cho tất cả vào âu đun nhỏ lửa chừng ba bốn giờ. Nước một lần phải đổ cho đủ, không cho muối, bột nêm. Hầm xong, vớt tất cả bã ra, cả những vụn bã nhỏ cho nước thật trong. Lúc gần ăn mới thả đậu phụ, rau cải, những thứ này có thể hút hết váng mỡ.
Đô Đô hít vào một hơi dài. Đây chính là món canh được gọi là "nước trong rau biếc" sao? Lòng dạ người phụ nữ này mới sâu lắng làm sao! Còn người đàn ông kia nói mà chẳng hiểu gì hết. Hàng ngày được hưởng thụ món ngon như thế mà anh lại cho rằng đó là món đơn giản nhất, dễ làm nhất? Chính trong giây phút đó, Đô Đô sâu sắc hiểu ra người phụ nữ ấy. Cô cũng hiểu ra trên thế giới này, giữa tình yêu này và tình yêu kia khác xa nhau biết mấy!
Chị nhìn Đô Đô, cười khoan dung rồi hỏi:
- Cô có thể vì anh ấy mà nấu như vậy không?
Đô Đô ngoẹo đầu, nghiêm túc suy nghĩ rồi đáp:
- Em có thể làm như vậy, nhưng không cần nữa rồi.
Một tháng sau. Chiều muộn, như thường lệ chị ở trong bếp. Chuông cửa bỗng reo vang, chị mở cửa, bất ngờ lại là anh. Chị ngẩn ra, buột miệng hỏi:
- Sao thế? Quên không mang chìa khoá à?
Anh cảm thấy như trút được gánh nặng, xác định mình có thể rửa tay ngồi vào bàn ăn được rồi. Chị bưng lên một khay to. Chứ không mang thành nhiều lần như trước. Trên khay có hai bát cơm, hai đĩa nhỏ thức ăn và một cái âu sành. Đó là thứ anh nhớ nhung nhất. Không chờ được, anh mở nắp âu, múc ra lưng bát canh. Vẫn có xanh, đỏ, trắng, vẫn là màu nước trong vắt, không có váng mỡ. Anh hấp tấp hút một ngụm, chỉ một ngụm ấy là đã biến sắc mặt.
- Canh gì thế này? - Anh không dám nhổ ra.
Chị nếm một ngụm rồi nói:
- Nước trong rau biếc thì chỉ có thế này thôi.
Anh đặt thìa xuống xét nét nhìn chị. Chị không nhìn anh, thản nhiên ăn cơm. Anh không ăn, châm một điếu thuốc. Chị không hề nhìn anh lấy một cái. Ăn xong miếng cuối cùng, chị thu hết bát đĩa vào khay, sau đó mới nhìn thẳng vào anh nói:
- Nhà ta sau này có thể phải thuê một người giúp việc theo giờ. Em tìm được việc rồi mà việc nhà lại nhiều như vậy.
- Em đi làm? Làm gì? - Anh kinh ngạc hỏi.
- Anh quên rồi à? Em vốn là một cô giáo.
Ngụm canh khó nuốt vừa nãy dường như cuộn lên trong ruột, anh buột miệng hỏi:
- Việc lớn như thế sao không bàn với tôi? Em bây giờ sao thế? - Vừa hỏi xong, anh đã thấy hối. Người đuối lý là anh.
Nhưng chị không nói gì thêm, chỉ nhìn anh một cái. Cái nhìn ấy khiến anh bắt đầu nhận ra mình thật ngu xuẩn.
Phan Hướng Lê (Trung Quốc)
(sưu tầm)