Saturday 4 July 2009

Chàng trai không có tứ chi

Chàng thanh niên người Australia Nick Vujicic không có chân và tay từ khi mới lọt lòng mẹ, song anh vẫn có thể đá bóng, viết, bơi, đánh golf và thậm chí lướt sóng.

Nick cho rằng thiếu chân tay là lợi thế khi bơi, vì phổi chiếm tới 80% thể tích cơ thể anh.
Chàng thanh niên 26 tuổi chào đời tại thành phố Melbourne, Australia nhưng hiện sống ở thành phố Los Angeles, Mỹ. Anh chỉ có một bàn chân nhỏ bên hông trái. Các bác sĩ tỏ ra bối rối về tình trạng của Nick. Họ chỉ nói rằng anh mắc một hội chứng cực hiếm mang tên Phocomelia. Ngay từ nhỏ Nick đã học cách sử dụng bàn chân duy nhất bé xíu và xe lăn để tự làm mọi việc.
Nick biết bơi từ khi mới 18 tháng tuổi. Cha mẹ anh thiết kế những thiết bị đặc biệt để hỗ trợ anh trong việc viết và đánh máy. “Cha tôi đặt tôi vào bồn nước khi tôi mới 18 tháng và khuyến khích tôi bơi. Tôi cũng được học đá bóng và trượt ván từ sớm. Tôi rất yêu giải Ngoại hạng Anh”, Nick kể.
Nick cảm thấy may mắn vì anh vẫn có một bàn chân dù nó rất bé. Thậm chí chàng thanh niên còn cho rằng anh có lợi thế hơn người khác khi bơi. "Có lẽ tôi sẽ trở thành người tàn phế hoàn toàn nếu không có nó. Thiếu chân tay trở lợi thế khi tôi bơi. Tôi rất khó chìm trong nước vì phổi chiếm tới 80% thể tích cơ thể. Bàn chân duy nhất giúp tôi di chuyển và định hướng”, anh nói.
Trong một chuyến du lịch tới quần đảo Hawaii năm 2008, Nick đã học lướt sóng với sự giúp đỡ của Bethany Hamilton, một nữ vận động viên lướt sóng chuyên nghiệp nhưng bị cá mập cắn đứt một tay khi cô mới 12 tuổi. Khả năng xoay 360 độ trên mặt sóng khiến ảnh của Nick được đưa lên trang bìa của tạp chí Surfer (chuyên viết về bộ môn lướt ván).
Nick cũng thường xuyên đánh golf nhờ một gậy được thiết kế đặc biệt để gắn vào cằm. Dù vung gậy ở tư thế bất thường song chàng trai vẫn khiến nhiều người sửng sốt vì những cú đánh chính xác. Cha mẹ Nick kể rằng con trai họ bị chế giễu và bắt nạt khi đi học tại Australia. Vì thế mà gia đình quyết định sang Mỹ.
“Đó là quyết định sáng suốt nhất mà cha mẹ đã dành cho tôi. Tại Mỹ tôi được tôn trọng hơn. Nhờ đó mà sau này tôi có cơ hội lấy bằng cử nhân chuyên ngành quản lý tài chính và bất động sản”, Nick nhận xét. Giờ đây Nick là một nhà hùng biện đầy nhiệt huyết. Anh đã tới ít nhất 24 nước để nói chuyện với mọi người. Có lần bài diễn thuyết của anh thu hút sự chú ý của 110.000 người.
Thiếu tứ chi, vẫn làm nên kỳ tích
Nick Vujicic, sinh ở Melbourne (Australia) nhưng hiện tại đang sống ở Los Angeles (Mỹ). Ngay từ lúc ra đời đã không có tay, không có chân – nhưng những khiếm khuyết đó không làm anh chùn bước.
Khi Nick chào đời, cha anh đã bị sốc nặng. Ông đã phải bỏ ra ngoài phòng sản để nôn. Người mẹ của anh đã quá suy sụp, không thể bế con cho đến khi anh tròn 4 tháng tuổi.
Tình trạng khuyết tật của anh không y học nào có thể giải thích được – đó là một chứng bệnh hiếm có gọi là Phocomelia. Nick và cha mẹ anh đã dằn vặt nhiều năm trời với câu hỏi tại sao họ phải hứng chịu nghiệp chướng này.

Nick ở lớp học năm lên 10 tuổi
“Mẹ tôi là một y tá và bà không làm gì sai sót trong thời kỳ mang thai, nhưng bà vẫn luôn tự trách bản thân mình” - anh nói.
Cha của Nick là một lập trình viên máy tính và kế toán, ông đã dạy đứa con nhỏ của mình đánh máy bằng ngón chân lúc anh chỉ mới 6 tuổi.
Mẹ anh đã giúp anh biết cầm bút.
Mặc dù sợ con bị bạn bè bắt nạt nhưng cha mẹ anh vẫn nhất quyết gửi con đến trường. Và sau này anh đã có được một tấm bằng về kế hoạch tài chính và bất động sản.
“Đó là sự lựa chọn tốt nhất mà họ có thể làm cho tôi dù rất khó nhưng điều đó đã tạo cho tôi sự độc lập”, Nick nói.
Tồn tại
Không có tứ chi, nhưng chàng trai 26 tuổi này vẫn đi học, chơi đá bóng, golf, bơi lội và lướt sóng.
“Thật khó khăn cho bố mẹ tôi, nhưng ngay từ đầu họ đã làm hết sức để cho tôi có thể tự lập”.
“Bố tôi đã đặt tôi xuống nước lúc tôi mới 18 tháng tuổi và dạy tôi bơi”.
“Tôi cũng chơi được bóng đá và lướt sóng. Tôi rất thích giải đấu ngoại hạng của Anh".
Nick có một cái xe lăn bằng điện để di chuyển, và mặc dù bị bắt nạt và chọc ghẹo nhưng anh có một đội những người luôn bảo vệ mình.
“Lên 8 tuổi, tôi cảm thấy rất chán nản. Tôi tìm đến mẹ, khóc và nói với bà ấy là tôi muốn chết”, anh kể lại.
“Tôi có thể tự đánh răng và gội đầu nhưng có quá nhiều việc khác tôi không thể làm được”.
Lên 10 tuổi, Nick đã cố tự dìm mình trong phòng tắm nhưng việc làm đó của anh đã không thành công.
“Tôi cảm thấy không có mục đích sống. Khi sống không có mục đích và sức mạnh của bản thân thì rất khó tồn tại”, anh nói.
Nhưng với sự giúp đỡ của niềm tin, bạn bè và gia đình, Nick đã vượt qua hoàn cảnh và trở thành một biểu tượng chiến thắng của thế giới.
Không chỉ chơi các môn thể thao dưới nước, Nick còn có thể chơi golf với một cây gậy cắm dưới cằm.
Nick có một bàn chân nhỏ bên phía hông trái giúp anh giữ thăng bằng và đi.
Anh dùng bàn chân đó của mình để đánh máy, cầm bút viết và cầm mọi thứ khác giữa các ngón chân.
“Tôi gọi nó là cái cẳng gà”, Nick nói vui. “Tôi sẽ không còn gì nếu không có nó”.
“Khi xuống nước, tôi có thể nổi được vì 80% cơ thể của tôi rất nhẹ và cái cẳng gà lúc đó hoạt động như một cái chân vịt”.

“Anh ấy rất khiêm nhường nhưng lúc nào cũng nhận được lời đề nghị kết hôn từ nhiều người phụ nữ”, Steve Appel - bạn của Nick và cũng là một nhà báo đến từ Los Angeles nói.
“Anh ấy cũng thích kết hôn và bắt đầu cuộc sống của một gia đình nhưng đang đợi một cô gái phù hợp với mình”.

Hiện tại, anh là một người hâm mộ bóng đá, một người diễn thuyết để khích lệ người khác và anh đã đi du lịch 24 đất nước trên thế giới để nói chuyện với những nhóm lên đến 110.000 người.
“Khi tôi 13 tuổi, tôi đã đọc một bài báo viết về một người đàn ông khuyết tật rất thành công và làm những thứ phi thường, còn giúp đỡ những người khác”.
“Qua bài báo, tôi nhận ra rằng, Chúa đã làm ra chúng tôi như thế này để tạo ra hi vọng cho những người khác. Điều đó đã truyền cảm hứng cho tôi và tôi quyết định sẽ dùng cuộc đời mình để khích lệ những người khác”.
“Tôi đã quyết định phải biết ơn những gì Chúa đã ban cho tôi, không nên giận dữ vì những gì mình không có”.
“Tôi nhìn mình trong gương và nói: “Bạn biết không, thế giới này biết tớ bị mất đi đôi tay và đôi chân, nhưng họ sẽ không bao giờ lấy đi được vẻ đẹp đôi mắt của tớ. Tôi muốn tập trung vào một thứ gì đó đẹp đẽ mà tôi sở hữu”.
Năm 1990, Nick đạt giải thưởng "Công dân trẻ tuổi của năm" của Australia vì sự dũng cảm và tính kiên cường của anh.
“Khi bọn trẻ con chạy quanh tôi và hỏi “Điều gì xảy ra với anh vậy?” tôi chỉ nghiêng người và nói thầm “thuốc lá đấy”, anh cười.
“Một lần, tôi đang ở trong một chiếc xe hơi và có một cô gái dừng ở cột đèn giao thông nhìn tôi. Cô ấy chỉ có thể nhìn thấy đầu tôi và tôi đã quyết định quay một vòng 360 trong chiếc xe để làm cho cô ấy thấy vẻ khác thường của mình.
“Mặt của cô ấy giống như đang thốt lên là “woooooooah điều gì đang xảy ra vậy?” và cô ấy lái xe đi rất nhanh”.
Nick đã bắt đầu đi du lịch thế giới và năm 2008 anh đã đến Hawaii, gặp chuyên gia lướt sóng Bethany Hamilton cũng bị cá mập cắn đứt tay khi cô chỉ mới 12 tuổi.
“Cô ấy rất ngạc nhiên khi gặp tôi”, Nick nói. “Cô ấy dạy tôi lướt sóng, đầu tiên tôi rất chán nản, nhưng từng bước, tôi đã làm được và tôi cảm thấy hoàn toàn không thể tưởng tượng được vì điều đó, tôi đã có thể bắt kịp những con sóng một cách rất tốt”.












Nick nhanh chóng học được “chiêu” quay 3 vòng 360 độ trên tấm ván lướt sóng của mình – một kỳ tích đã đưa tên tuổi anh lên tạp chí Lướt Sóng trong 48 giờ.
“Chưa ai làm được điều này trong lịch sử môn lướt sóng”.
“Nhưng vì trọng lượng cơ thể của tôi nhỏ nên tôi giữ được thăng bằng tốt”.
Anh chuyển đến Los Angeles hai năm trước và dự định tiếp tục đi du lịch thế giới. Năm nay anh sẽ đến thăm Nam Mỹ và Trung Đông.
“Tôi khuyên mọi người hãy đứng dậy khi vấp ngã và luôn yêu chính bản thân mình”, anh nói.
“Nếu tôi có thể khích lệ dù chỉ một người thôi thì tôi đã hoàn thành công việc của mình rồi”.

No comments:

Post a Comment